Kinh nghiệm trong kinh doanh lần đầu bạn sẽ vấp phải những khó khăn nào, chúng ta sẽ khắc phục những thử thách này bằng kinh nghiệm kinh doanh thế nào. Lưu ý quan trọng này sẽ giúp bạn phần nào bớt bỡ ngỡ trong lần đầu kinh doanh.
Mục lục
Những kinh nghiệm trong kinh doanh quan trọng cho năm đầu tiên
Kinh nghiệm trong kinh doanh làm những việc đó quả thực rất khó, và nhất là khi bạn nghiên cứu về 1 dự án kinh doanh, những mô thức kinh tế thì không hề dễ dàng, bạn rồi sẽ nản trí và muốn từ bỏ. Nhưng khi bạn vượt được qua rào cản bạn sẽ không còn là người tầm thường và sự giàu có đang chờ bạn khai phá ở phía trước.
Kinh doanh là việc bạn đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng sản phẩm cụ thể hoặc dịch vụ vô hình thông qua những công cụ khác nhau. Bằng cách này đạt được những giá trị bạn muốn và khách hàng có được thứ họ cần.
>>>Xem thêm: Kế toán tổng hợp những khái niệm bạn cần nên biết
Dù làm nghề gì, bạn cũng nên dành một phần thời giờ để học hỏi
Trong lĩnh vực kinh doanh, đó là môn duy nhất hữu ích cho mọi người. Những sách hoặc những lớp dạy về nghề bán hàng hiện nay, đều căn cứ trên những quy tắc cơ bản.
Những công đoạn kinh nghiệm trong kinh doanh
- Gây chú ý tới khách hàng.
- Làm cho khách hàng thấy lợi.
- Gợi sự ham thích của khách hàng.
- Dẫn khách hàng đến hành động (mua hàng).
Dù làm nghề gì, sự am tường về nghệ thuật bán hàng cũng có thể giúp ích cho bạn
Kinh nghiệm trong kinh doanh nó sẽ giúp bạn tránh những mối bất hoà, những lối nghẽn, phòng ngừa những xích mích và tạo ảnh hưởng lên mọi người. Nó mách bạn những nguyên tắc cơ bản trong phép điều đình, dàn xếp một công việc, những nguyên tắc mà bất kỳ ai đạt đến địa vị quan trọng đều cần phải biết dẫn dắt mọi người một cách đắc lực.
Và quý hơn cả, nghệ thuật ấy làm cho bạn biết quan tâm đến ngưòi khác và thấu triệt những động lực khiến cho họ hành động. Nói tóm lại, nó làm cho bạn trở thành một người có uy tín.
Dù định làm việc trong ngành nào, bạn cũng nên tập luyện cách bán hàng
Kinh nghiệm trong kinh doanh nó hữu ích chẳng những trong giới doanh nghiệp mà trong tất cả các ngành nghề khác. Nó tập cho chúng ta cách tạo ảnh hưởng lên người khác. Bất luận người nào cũng có một cái gì để bán, hoặc giả đó là món hàng hoặc một dịch vụ nào đó. Người bán hàng không phải là một nhân viên thừa hành.
Trách nhiệm của người kinh doanh
Trách nhiệm của người bán hàng khó khăn hơn nhiều và phải biết gây ảnh hưởng những người mà ta không có quyền hành gì đối với họ. Năm đức tính của một tay bán hàng chuyên nghiệp là: tính khả ái, nhanh trí, thấu hiểu nhân tâm, tài dẫn dắt và lòng tự tin.
>>>Xem thêm: Đào tạo chính quy điều bạn cần nên biết
Bạn nên có chính sách bán hàng thật rõ ràng
Không một cửa hiệu nào có thể bán mọi loại hàng cho tất cả mọi người. Không một cửa hàng nào có thể đồng thời đặt cơ sở bán hàng trên hai phương diện: giá cả và phẩm chất. Mở thêm một lĩnh vực bán đồ rẻ trong cửa hiệu, nếu có lãi cũng chẳng là bao.
Có điều chắc chắn là khi thấy một cửa hiệu có “bán đồ rẻ” thì khách hàng mới tin tưởng khá nhiều ở giá cả hàng hóa. Bạn phải quyết định mình muốn phục vụ và giữ hạng khách hàng nào. Sau đó, bạn sẽ phải biết phân bổ những món hàng khách ưng mua giá cao. Cứ buôn những món hàng ấy, không nên buôn nhiều thứ. Chạy theo đồng xu có khi mất đồng bạc.
Bán “phá giá” là một bước đường cùng
Phương cách ấy không chỉ làm mất thêm tiền mà còn phá hoại công cuộc làm ăn. Muốn hạ giá bán, chỉ có cách hay nhất là giảm giá vốn. Phần xuất tiền lãi vẫn phải giữ. Rất có thể chúng ta thấy tiền lãi gộp nhưng không có tiền lãi ròng. Hy sinh tiền lãi ròng chỉ có lý do trong trường hợp sự hy sinh ấy cần thiết để khỏi thua lỗ to hơn. Bán phá giá là một tệ nạn trên thương trường.
Không nên sản xuất cũng đừng kinh doanh những món hàng xoàng xĩnh
Nên giữ giá trị con người bạn và công việc kinh doanh của bạn ở mức trên trình độ “hàng tạp hoá”. Nói về phẩm chất, một món hàng có thể thật tốt, tốt vừa hoặc xấu tệ. Nhiều hàng hóa có đủ phẩm chất để đáng cho chúng ta chú ý. Nhưng bạn nên loại ra tất cả những món hàng xấu.
Tích luy câu chuyện kinh doanh
Công việc kinh doanh của bạn không thể dung nạp những thứ có tính chất tầm thường, dù chỉ là cách trình bày những giấy tờ để giao dịch như giấy viết thư, quảng cáo, càng không nên bán những món hàng tầm thường. Những người chuyên sống theo thói quen bán đồ xoàng xĩnh có thể kiếm nhiều tiền, nhưng ngoài tiền ra, thì họ không có lợi lộc gì khác. Nếu bỏ lên cán cân thì họ thua thiệt nhiều hơn lãi. Họ không thể nổi tiếng trong thương trường và nhiều khi người ta xem họ như những món hàng tạp hoá.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về Kinh nghiệm trong kinh doanh. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm: Quản trị nhân sự bao gồm những nhóm công việc gì
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( brandsvietnam, brandsvietnam, … )