Chuyển đổi số đang diễn ra trên thế giới với tốc độ cao, thúc đẩy sự thay đổi sáng tạo, nâng cao khả năng cạnh tranh của các quốc gia. Nhìn nhận những câu chuyện chuyển đổi số ở một số nước trên thế giới giúp chúng ta rút ra được bài học hữu ích để từng bước hòa nhập vào xu hướng toàn cầu.
Chuyển đổi số tại Thái Lan
Nước bạn Thái lan được xem là hình mẫu cho các nước trong khu vực Đông Nam Á về chuyển đổi số. Các cấp lãnh đạo của Thái Lan đã sớm nhận thấy tầm quan trọng của chuyển đổi số và đưa ra kế hoạch thực hiện đầu tham vọng. Trong vòng 5 năm, toàn bộ hệ thống công quyền của nước này cần thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số.
Thái Lan bước đầu chuyển đổi số bằng chiến lược phát triển chính phủ điện tử, hiện thực hóa các nội dung:
-
Xây dựng chính phủ tích hợp
-
Điều hành thông minh sử dụng ICT và các công nghệ liên quan,
-
Lấy người dân làm trung tâm để cung cấp dịch vụ dựa trên nhu cầu từng công dân.
-
Thúc đẩy hoạt động chuyển đổi, thay đổi quy trình làm việc, công nghệ và luật pháp của từng tổ chức, doanh nghiệp
-
Tăng cường an toàn cho khu vực vông và an ninh quốc gia.
Các nước trên thế giới bước vào cuộc đua chuyển đổi số
Nhằm xây dựng hiệu quả chính phủ số, EGA của nước này chú trọng nâng cao chất lượng chương trình đào tạo về nhận thức của viên chức về số hoá và chuyển đổi số là gì?. Học viện chuyển đổi số được thành lập để đào tạo kiến thức về công nghệ cho công nhân viên chức.
Cùng với đó, chuyển đổi số ở Thái Lan còn hướng tới nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các Startup. Vấn đề vốn tồn đọng trước đó được giải quyết bằng nhiều giải pháp như:
-
Tạo dựng hệ thống cấp phép kinh doanh tích hợp
-
Xây dựng và cung cấp nền tảng dịch vụ một cửa cho xuất nhập khẩu
-
Hỗ trợ cổng thông tin, cung cấp quy trình sản xuất nông nghiệp.
-
…
Những đơn vị đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo hoạt động chuyển đổi số ở Thái Lan gồm các cơ quan trung ương. Trong đó Bộ Kinh tế số và EGA nắm giữ vị trí chủ chốt. Bên cạnh sự ứng dụng mạnh mẽ, kế hoạch chính phủ điện tử của Thái Lan vẫn gặp nhiều thách thức. Cụ thể, sự thiếu rõ ràng về pháp lý cùng vấn đề kỹ thuật kéo theo sự chênh lệch kỹ thuật số giữa các vùng thành thị và nông thôn. Để vượt qua khó khăn, đất nước này cần có cơ chế mạnh mẽ hơn.
Chuyển đổi số tại Malaysia
Để bắt kịp xu hướng chuyển đổi số trên thế giới, Malaysia đã tích cực ứng dụng công nghệ hiện đại vào nhiều hoạt động sản xuất, kinh tế… Cùng với đó, nước này cũng tăng cường xây dựng chính sách khoa học công nghệ, nâng cao sự nhận thức của người dân về vai trò của công nghệ với sự phát triển của đất nước.
Chính phủ Malaysia thúc đẩy chuyển đổi số tập trung vào 4 trụ cột chính để đất nước phát triển lọt nhóm 30 nền kinh tế hàng đầu thế giới năm 2050. Các trụ cột gồm:
-
Công nghiệp 4.0
-
Du lịch thông minh
-
Giáo dục thông minh
-
Thành phố an toàn.
Cùng với đó, nước này đang xây dựng hệ sinh thái mới, thu hút nhà đầu tư cùng các bên liên quan vào lĩnh vực khoa học, thiết bị y tế, sản xuất, dệt may… Chính phủ đang chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở hạn tầng, nguồn nhân lực, năng lực và kiến thức sẵn sàng cho chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0.
Đến năm 2025-2026, nước này muốn đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả lao động, tăng GDP, mở rộng nguồn nhân lực kỹ năng cao… đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trên trường quốc tế.
Chuyển đối số tại Pháp
Hoạt động chuyển đổi số quốc gia tại Pháp chú trọng xây dựng chương trình phát triển Chính phủ điện tử toàn diện các cấp. Nước này kỳ vọng có thể xây dựng dịch vụ số địa phương một cách xuyên suốt và mang lại hiệu quả cao.
Pháp tập trung vào xây dựng chính phủ điện tử
Chính phủ Pháp coi người dân là đối tượng trung tâm của chuyển đổi số. Chương trình chuyển đổi số chính phủ Pháp có các trục chính được ưu tiên gồm:
-
Tạo dựng nền tảng chia sẻ chung
-
Quản lý hành chính công trên nền tảng chia sẻ
-
Tiếp cận dữ liệu theo phương pháp tổng thể và chuyển dịch các cấp độ số hoá
-
Tất cả cấp địa phương phải tham gia chương trình chuyển đổi số.
Chương trình xây dựng các nội dung giúp các cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp có sự trao đổi lẫn nhau. Thông qua công cụ số có sự lưu trữ và chuyển dữ liệu tiêu chuẩn.
Chuyển đổi số ở một số địa phương của Pháp phải đối mặt với các thách thức như:
-
Khó khăn trong xây dựng mạng lưới và hạ tầng địa phương.
-
Bảo đảm bình đẳng trong quá trình tiếp cận công nghệ số.
-
Phát triển toàn diện nền hành chính công nghệ số.
Để đảm bảo hoạt động chuyển đổi số trơn tru, từ Trung ương đến địa phương của Pháp cần có sự chỉ đạo thống nhất.
Có thể thấy, mỗi quốc gia trên thế giới đều có chiến lược khác nhau để đạt được mục tiêu chuyển đổi số. Đây đều là kinh nghiệm quý giá mà Việt Nam có thể nghiên cứu để điều chỉnh kế hoạch chuyển đổi của riêng mình.