Người nói dối thường có xu hướng cung cấp thông tin nhiều hơn được yêu cầu. Trước khi nói, đầu của họ có sự chuyển động rất nhanh, hơi thở thường thay đổi…Mời các nhà tuyển dụng cùng tham khảo qua Cách nhận biết ứng viên nói dối khi tuyển dụng
Mục lục
Phương pháp phát hiện người nói dối của cảnh sát
Vì lý do công việc mà mọi chiến sĩ cảnh sát, công an luôn phải thuộc nằm lòng những biểu hiện của người nói dối. Khi ai đó có điều cần giấu giếm, các cử chỉ trên gương mặt và cảm xúc sẽ được bộc lộ chậm hơn, họ có thể đắn đo và đột nhiên kết thúc câu chuyện. Bên cạnh đó, người nói dối thường di chuyển đầu rất nhanh nhưng cơ thể lại đứng yên cứng ngắc.
Tiến sĩ Lillian Glass, một chuyên gia nghiên cứu về ngôn ngữ cơ thể và phân tích hành vi, người có nhiều năm kinh nghiệm hợp tác với FBI chia sẻ rằng hơi thở của người nói dối sẽ dần trở nên nặng nề, bởi não bộ của họ đang căng thẳng. Tiến sĩ Glass còn cho biết nếu ai đó nói chuyện với bạn mà vô thức đưa tay lên miệng hay chỉ chạm nhẹ vào môi thì nghĩa là người đó đang muốn chặn lại những lời thật lòng, bởi họ không muốn tiết lộ sự thật.
Những cô gái khi hôn mà mắt mở luôn bị đánh giá không chân thành. Quả thực đôi mắt là một dấu hiệu hữu ích để nhận biết người nói dối. Cảnh sát cũng lợi dụng điểm yếu này của các nghi phạm trong quá trình thẩm vấn. Kẻ nói dối thường nhìn đi hướng khác và tránh giao tiếp bằng mắt nhưng một kẻ nói dối lão luyện lại nhìn không chớp mắt nhằm uy hiếp đối phương.
Vậy làm sao để phân biệt thật giả? Bạn hãy chú ý đến hướng mà mắt nhìn sang, phần lớn những người đang nói dối thì con ngươi sẽ hướng lên trên và sang phải. Trong khi mắt của người nói thật sẽ nhìn sang trái. Chính bản thân kẻ nói dối cũng sẽ chẳng thể nào nhận ra những biểu hiện này của mình vì đó là những phản ứng rất đỗi tự nhiên của cơ thể.
Cách nhận biết đối phương đang nói dối
Nụ cười
Thông thường, bạn sẽ có cảm giác rằng một người đang có những biểu hiện kì quái và không thành thật nếu như người đó cười quá nhiều. Lợi dụng tâm lý đó, để có thể dễ dàng lừa đối tượng của mình hơn thì những kẻ nói dối chuyên nghiệp (đặc biệt là đàn ông) đã làm theo hướng ngược lại: họ không cười nhiều, tỏ ra điềm đạm.
Khi một người cười với bạn thì hãy để ý nụ cười của họ! Nếu đó không phải nụ cười thật lòng, bạn cũng nên cẩn thận vì chắc chắn họ đang giấu bạn điều gì đó. Rất dễ để nhận biết một nụ cười không thật tâm: một người chỉ có thể giả nụ cười bằng hình dáng vòng miệng, nhưng không thể cười giả ở mắt.
Chuyển động đầu rất nhanh
Nếu bạn thấy một người nào đó bất ngờ thay đổi tư thế và vị trí của đầu khi bạn hỏi họ một câu hỏi trực tiếp, có thể là họ đang nói dối bạn một điều gì đó. Người đó có thể rụt đầu lại, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang một bên. Điều này thường xảy ra ngay trước khi họ trả lời câu hỏi.
Ngôn ngữ cơ thể
Bạn thấy đấy, cứ cách 1, 2 bài viết bạn lại nhìn thấy cụm từ “ngôn ngữ cơ thể”. Chắc bạn cũng biết được mức độ quan trọng của nó rồi đúng không?
Về ngôn ngữ cơ thể, bạn có thể quan sát lòng bàn tay của người đang nói. Một người nói thật sẽ ngửa lòng bàn tay khi nói, lúc này cơ thể họ đang ở trạng thái mở. Họ sẵn sàng cho người khác biết mình đang nghĩ gì, ý kiến ra sao?
Ngược lại khi úp lòng bàn tay xuống. Nó không có nghĩa đó là dấu hiệu rõ rệt để nhận biết người nói dối. Nhưng lúc này cơ thể họ đang ở trạng thái đóng. Họ không muốn tiết lộ tất cả những gì mình đang biết.
Bên cạnh đó, họ cũng từ chối giao tiếp bằng mắt khi nói. Họ sợ rằng người khác sẽ biết được chân tướng của sự việc khi nhìn vào mắt của họ.
Sau cùng, những cử chỉ phát ra bên ngoài của họ cũng khá tiêu cực. Phần lớn là do họ cảm thấy có lỗi hoặc tồi tệ khi nói dối.
Họ sẽ thay đổi cách thở
Khi một người đang nói dối bạn thì họ sẽ thở một cách rất nặng nề. Đây là một phản xạ không điều kiện khi một người nói dối.
Khi họ thay đổi hơi thở thì vai của họ sẽ hơi nâng lên cao và giọng nói cũng sẽ trở nên nhẹ hơn.
Thật ra khi họ nói dối, thần kinh của họ sẽ trở nên căng thẳng và cảm thấy rất khẩn trương. Do đó cơ thể sẽ tự điều chỉnh, làm cho tim đập nhanh, huyết áp thay đổi dẫn đến việc họ phải thở mạnh để điều chỉnh theo thay đổi của cơ thể.
Có khuynh hướng đứng im một chỗ
(Ảnh: Shutterstock)
Thông thường khi căng thẳng người ta sẽ có khuynh hướng bồn chồn không yên, nhưng thật ra căng thẳng cũng làm bạn đứng yên một chỗ, không dịch chuyển được chút nào.
Đây là một dấu hiệu của một “cuộc chiến” phản ánh lên các dây thần kinh, do đó vị trí của cơ thể và tự chuẩn bị cho sự đối đầu có thể xảy ra. Khi bạn nói chuyện và tham gia vào cuộc trò chuyện bình thường, thì cơ thể của bạn sẽ tự nhiên di chuyển xung quanh, thoải mái và đó hoàn toàn là hành động vô thức.
Vì vậy, nếu bạn quan sát thấy một sự cứng nhắc, không có cử chỉ, thì đó thường là một dấu hiệu cảnh báo rằng họ đang căng thẳng, sự tự nhiên khi đang giao tiếp của họ đang ở chế độ “tắt”.
Xem thêm: Hướng dẫn học cách giao tiếp tự tin mới nhất 2020
Né tránh một vấn đề nào đó
Khi bạn liên tục hỏi một người muốn nói dối cùng một vấn đề, họ sẽ rất dễ bực bội, câu nói thường thấy là: “Chẳng phải tôi đã nói với cậu rồi sao?”. Sau đó biểu hiện của họ sẽ càng giận dữ, khó chịu hơn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nói dối khác, đó là: “Có lẽ tôi nên nói thẳng với cậu, chuyện là thế này…” Thật sự thì họ không muốn trả lời vấn đề và có thể cho bạn một câu chuyện không thật.
Ánh mắt nhìn sang phải, hướng lên
Người nói dối sẽ không nhìn vào mắt bạn, nhưng kẻ dối trá thông minh sẽ nhìn chằm chằm vào mắt bạn! Không những thế, các nhà tâm lý học còn phát hiện, đa số những người đang nói dối thì nhãn cầu của họ sẽ nhìn sang bên phải theo hướng lên trên. Ngược lại, khi một người đang nhớ lại một câu chuyện chân thật hay đang nói những lời thật lòng thì ánh mắt họ sẽ nhìn sang trái và hướng lên.
Chỉ ngón tay vào đối phương
Nguồn: Brightside
Hành động chỉ ngón tay trỏ vào người đối diện được coi là một trong những cử chỉ thô lỗ nhất. Nếu một người phản ứng với câu hỏi của bạn bằng cử chỉ này, họ có thể đang cố gắng tỏ ra tức giận để bạn nghĩ rằng họ vô tội. Đây thường là cách mà người nói dối dùng để thuyết phục bạn rằng bạn đã sai.
Nghiêng đầu để câu giờ
Charles Darwin, một nhà nghiên cứu người Anh nổi tiếng sống ở thế kỷ XIX, phát hiện ra rằng con người cũng như động vật đều sẽ nghiêng đầu nếu họ rất quan tâm đến điều gì đó. Lợi dụng điều này, những kẻ nói dối có thể nghiêng đầu trong khi cố gắng “câu” thêm thời gian để đưa ra câu trả lời. Đối phương sử dụng cử chỉ này để thu hút sự quan tâm, hy vọng người đặt câu hỏi sẽ chú ý đến cử chỉ này và dễ dàng tin điều gì họ nói dối hơn.
Gặp khó khăn khi nói
“Nếu bạn từng xem các video ghi hình thẩm vấn một nghi can, bạn thường thấy rằng người đó cảm thấy rất khó khăn để nói”, Glass cho biết. Nguyên nhân là do hệ thống thần kinh tự động giảm lưu lượng nước bọt trong thời gian bị stress, điều đó khiến màng nhầy của miệng khô và người ta sẽ khó khăn khi mở miệng nói.
Có xu hướng tạo nhiều điểm nhấn
“Khi một người nói dối trở nên chống đối hay phòng thủ với người đối thoại, người nói dối sẽ cố gắng giành ưu thế so với đối phương. Người nói dối trở nên chống đối bởi vì họ tức giận do biết bị phát hiện nói dối, điều này có thể dẫn họ đến việc tung hỏa mù khi cung cấp thông tin điểm nhấn.
Ra mồ hôi rất nhiều
Nếu bạn đã từng xem những cuộc thẩm vấn trên phim thì bạn sẽ nhận ra rằng người bị thẩm vấn thường ra mồ hôi rất nhiều, đặc biệt là trên mặt, cổ và gan bàn tay. Đây là phản ứng của cơ thể trước sự căng thẳng của việc nói dối.
Mâu thuẫn trong câu chuyện
Để nhận biết người nói dối, câu chuyện của anh ta sẽ thay đổi một chút sau mỗi lần tường thuật lại. Anh ta sẽ quên 1 vài từ, 1 vài chi tiết, thay vào đó anh ta sẽ thêm thắt hoặc ăn bớt những chi tiết đó.
Dấu hiệu này bạn rất hay gặp trong đời thực khi mà trong đầu chúng ta thường thắc mắc: “Rõ ràng hôm nọ nó nói với mình là ABC cơ mà, thế mà hôm nay nó lại nói với mình là XYZ”.
Lo lắng
Hầu hết những người nói dối đều cảm thấy lo lắng. Cái cường độ lo lắng cũng phụ thuộc vào cấp độ dối trá trong câu chuyện đó đến đâu.
Bên cạnh sự lo lắng, người nói dối cũng hay để ý đến tâm trạng người khác xem đã tin mình nói chưa? Nếu đang nghi ngờ ai đó nói dối, hãy ‘khoan’ vào những vấn đề khiến người đó cảm thấy lo lắng. Việc này sẽ giúp bạn nhận biết người nói dối hay không?
Nhìn lên phía trên phía tay phải (tay thuận)
Thử hỏi một người thuận tay phải về những gì người đó từng nhìn thấy trong quá khứ. Nếu người đó nhìn sang bên phải, hướng lên trên của họ, đó là dấu hiệu của việc cố gắng nhớ lại. Nhưng nếu nhìn sang phải, đó là lúc người này đang cố gắng tưởng tượng để có thể nói dối.
Có thể bạn quan tâm: Quản trị nhân sự là gì? Hướng dẫn hoạch định nội dung quản trị nhân sự
Nhìn xuống phía dưới bên tay phải (tay thuận)
Còn nếu phải nói dối về một trải nghiệm về mùi hoặc cảm giác trong quá khứ, người đó cũng sẽ nhìn về phía tay thuận nhưng hướng xuống dưới thay vì nhìn thẳng.
Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ odoovietnam.com.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.
Hữu Đệ – Tổng hợp và Edit