• Giới Thiệu
  • Privacy Policy
  • Contact
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Bảng Giá
  • Tải Odoo
  • Liên hệ
ODOO Việt Nam
ATP Software Kế toán Doanh nghiệp

Kế toán tài sản cố định cho doanh nghiệp

Bởi
23/10/2020
TrongKế toán Doanh nghiệp
0
0
Chia Sẻ
406
Lượt Xem
Share on FacebookShare on Twitter

Mục lục

      • 0.0.1 Kế toán tài sản cố định (TSCĐ) là một bộ phận của tư liệu sản xuất, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là  điều kiện tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân. Chính vì thế, việc quản lý tốt tài sản cố định vô cùng quan trọng. 
  • 1 Kế toán tải sản cố định là gì?
  • 2 Công việc của kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp
  • 3 Cách hạch toán tài sản cố định theo thông tư 133
    • 3.1 Hạch toán tăng kế toán tài sản cố định
      • 3.1.1 Tăng tài sản cố định do góp vốn
      • 3.1.2 Bên góp vốn, hạch toán:
      • 3.1.3 Tăng do mua sắm
    • 3.2 Hạch toán Giảm TSCĐ
    • 3.3 Căn cứ vào biên bản thanh lý, ké toán ghi:
  • 4 Các công việc cần phải làm của kế toán tài sản cố định cụ thể như sau:

Kế toán tài sản cố định (TSCĐ) là một bộ phận của tư liệu sản xuất, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là  điều kiện tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân. Chính vì thế, việc quản lý tốt tài sản cố định vô cùng quan trọng. 

Kế toán tải sản cố định là gì?

Kế toán tải sản cố định cho doanh nghiệp
Kế toán tải sản cố định là gì?
Kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp được hiểu đơn giản là những nghiệp vụ của kế toán liên quan đến tài sản cố định.
Theo các quy định hiện hành về quản lý TSCĐ thì mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.
Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán. Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định hiện hành.

Công việc của kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp

Công việc của kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp bao gồm:
  • Quản lý và theo dõi số lượng tài sản cố định để không bị thất thoát bằng cách mở thẻ tài sản cố định. Mỗi tài sản cố định phải dán mã.
  • Ngoài ra, kế toán cần lập Biên bản kiểm kê TSCĐ nhằm xác định số lượng. Tuy nhiên, tùy theo tính chất của tài sản mà quy định kiểm kê vào cuối năm hay đột xuất.
  • Trích khấu hao đầy đủ chi phí vào những bộ phận có liên quan của những tài sản tham gia vào SXKD.
  • Bộ chứng từ của tài sản phải được lưu tại thẻ tài sản cố định (Vì phục vụ cho nhiều năm).
  • Khi bàn giao tài sản cố định cho bộ phận nào sử dụng phải có biên bản bàn giao để quản lý tính hiện hữu của tài sản.

>>>Xem thêm: Starsclean chia sẻ quy trình giặt đệm

Cách hạch toán tài sản cố định theo thông tư 133

Hướng dẫn giao việc cho nhân viên: Tưởng không khó mà khó không tưởng -  Base Resources
Cách hạch toán tài sản cố định theo thông tư 133

Hạch toán tăng kế toán tài sản cố định

TSCĐ tăng do các trường hợp mua mới, nhận góp vốn, tăng từ nội bộ doanh nghiệp, tăng do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành hoặc do đánh giá lại TSCĐ. Khi đó, kế toán phản ánh trên các tài khoản:  

Tăng tài sản cố định do góp vốn

Bên nhận góp vốn, hạch toán:
  • Nợ TK 211 (chi tiết).
  • Nợ TK 1331.
  • Có TK 411 (ai góp).

Bên góp vốn, hạch toán:

  • Nợ TK 221,222,228.
  • Nợ TK 811 (Chênh lệch do đánh giá thấp hơn giá trị gốc).
  • Có TK 211, 213.
  • Có TK 3331.
  • Có TK 711 (Chênh lệch do đánh giá cao hơn giá trị gốc)

Tăng do mua sắm

  • Nợ TK 211.
  • Nợ TK 1331.
  • Có TK 111, 112, 331.

>>>Xem thêm: Trái phiếu chính phủ là gì? Tại sao chúng ta cần biết về trái phiếu chính phủ?

Hạch toán Giảm TSCĐ

Kế toán tài sản cố định sử dụng ở các doanh nghiệp giảm do các nguyên nhân: thanh lý khi hết hạn sử dụng, nhượng bán lại cho đơn vị khác, góp vốn liên doanh…kế toán phải lập các chứng từ ban đầu hợp lệ, hợp pháp. Ngoài các tài khoản đã nêu kế toán còn sử dụng TK 711- Thu nhập khác, TK 811- Chi phí khác để phản ánh.

Căn cứ vào biên bản thanh lý, ké toán ghi:

  • Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ ( phần giá trị đã hao mòn).
  • Nợ TK 811 – Chi phí khác (phần giá trị còn lại).
  • Có TK 211, 213 – TSCĐ hữu hình (phần nguyên giá.)
  • Với các khoản thu nhập khi thanh lý ghi nhận Có TK 711 – Thu nhập khác, với các khoản chi phí khi thanh lý ghi nhận Nợ TK 811 – chi phí khác.

Các công việc cần phải làm của kế toán tài sản cố định cụ thể như sau:

Lương nhân viên IT kinh nghiệm bằng sếp ngành khác - VnExpress Kinh doanh
Các công việc cần phải làm của kế toán tài sản cố định cụ thể như sau:

–  Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hữu hình hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ hữu hình trong phạm vi toàn đơn vị, cũng như tại từng bộ phận sử dụng TSCĐ hữu hình.

– Tính toán, phân bổ mức khấu hao TSCĐ hữu hình vào chi phí sản xuất kinh doanh.

– Kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ hữu hình và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ hữu hình trong từng đơn vị.

– Lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, giám sát việc sửa chữa TSCĐ hữu hình về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa.

– Lập biên bản thanh lí TSCĐ, lập thẻ TSCĐ,sổ TSCĐ, hồ sơ TSCĐ.

– Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận trực thuộc trong các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ hữu hình, mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và hạch toán TSCĐ theo chế độ quy định.

Bài viết trên đã cho các bạn biết về Kế toán tài sản cố định. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.

>>Xem thêm: Mbps Là Gì? Cần Bao Nhiêu Mbps Để Ổn Định Mạng Internet Của Mình

Lộc Đạt-tổng hợp

Tham khảo ( sme.misa, hocketoanthuehcm, … )

Tags: Bài tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhChức năng của kế toán tài sản cố địnhKế toán chi tiết tài sản cố địnhKế toán tài sản cố định theo Thông tư 200Mô tả công việc kế toán tài sản cố địnhQuy trình kế toán tài sản cố địnhTài sản cố định trong kế toán là gì
Bài Viết Trước

Kế toán tổng hợp những khái niệm bạn cần nên biết

Bài Viết Tiếp Theo

Phân loại đào tạo hỗ trợ công việc một cách hiệu quả

Bài Viết Tiếp Theo

Phân loại đào tạo hỗ trợ công việc một cách hiệu quả

Kỹ năng bản thân

Phép lịch sự là gì? Các phép lịch sự căn bản đối với trẻ em

Bởi
29/01/2023
0

Phép lịch sự là gì? có thể nói, lịch sự là chìa khóa “vàng” giúp tạo nhân cách của mỗi con...

Xem Thêm

Văn hóa giao tiếp là gì? Bí quyết giao tiếp trong mọi tình huống

26/01/2023

Làm sao để tập trung hơn khi làm việc?

23/01/2023

Cách ứng xử là gì? Cách ứng xử thế nào là thông minh?

20/01/2023

Tính cách INTJ là gì? Nhóm INTJ có tính cách như thế nào?

18/01/2023

Popular Posts

Hướng dẫn lập kế hoạch cá nhân trong một năm hiệu quả nhất

Bởi
24/12/2021
0

Tổng hợp slogan hay trong kinh doanh chạm tới “cảm xúc” của khách hàng

Bởi
18/05/2022
0

Tổng hợp các mẫu thư cảm ơn khách hàng mới nhất 2020

Bởi
05/09/2020
0

ODOO Việt Nam

Odoo là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai. Người dùng sẽ yêu thích sử dụng, công việc hàng ngày có năng suất hơn, giải pháp được nâng cấp hàng năm, việc triển khai cũng nhanh gọn, không quá tốn kém chi phí.

By © WinERP – Partner Odoo
  • Giới Thiệu
  • Tải Odoo
  • Sự Kiện
  • Công Nghệ
  • Đào Tạo
  • Cộng Đồng
  • Liên hệ
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Bảng Giá
  • Tải Odoo
  • Liên hệ

By © WinERP - Partner Odoo

Tư vấn ODOO 090909.8984