• Giới Thiệu
  • Privacy Policy
  • Contact
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Bảng Giá
  • Tải Odoo
  • Liên hệ
ODOO Việt Nam
ATP Software Kế toán Doanh nghiệp

Kế toán tổng hợp những khái niệm bạn cần nên biết

Bởi
23/10/2020
TrongKế toán Doanh nghiệp
0
0
Chia Sẻ
203
Lượt Xem
Share on FacebookShare on Twitter

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào thì luôn cần có người đảm nhiệm vị trí kế toán tổng hợp để bao quát toàn bộ dữ liệu kế toán – tài chính, có thể nói đây là bộ phận rất quan trọng. Với những ai mới vào nghề kế toán và chưa nắm rõ kế toán tổng hợp là gì, gồm những gì và cần học gì thì hãy tìm hiểu ngay trong bài viết sau để có thể làm tốt vai trò của mình nhé.

Mục lục

  • 1 Kế toán tổng hợp là gì?
      • 1.0.1 Trách nhiệm của kế toán tổng hợp
      • 1.0.2 Quyền hạn
      • 1.0.3 Quan hệ
      • 1.0.4 Tiêu chuẩn yêu cầu
    • 1.1 Công việc của 1 kế toán tổng hợp làm hàng ngày gồm những gì? 
      • 1.1.1 Công việc của 1 kế toán tổng hợp làm hàng tháng:
      • 1.1.2 Nhiệm vụ của 1 kế toán tổng hợp hàng quý:
    • 1.2 Nhiệm vụ của 1 kế toán tổng hợp hàng năm gồm những gì?
      • 1.2.1 Đầu năm: 
      • 1.2.2 Cuối năm:

Kế toán tổng hợp là gì?

Kế toán tổng hợp là việc ghi chép, phản ánh một cách tổng quát trên các tài khoản, sổ kế toán và các báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp.

Kế toán tổng hợp cho doanh nghiệp
Kế toán tổng hợp là gì?
Kế toán là một ngành nghề thu hút nhiều mối quan tâm của nhiều học sinh, sinh viên và người đi làm hiện nay. Tại bất kỳ doanh nghiệp nào, phòng kế toán cũng thường phân cấp thành: Kế toán chi tiết và Kế toán tổng hợp. Bài viết sau đây sẽ tập trung phân tích chức vụ kế toán tổng hợp trong một doanh nghiệp để từ đó làm rõ khái niệm kế toán tổng hợp là gì.
>>>Xem thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói cho doanh nghiệp làm những việc gì?
 

Trách nhiệm của kế toán tổng hợp

Kế toán tổng hợp có trách nhiệm cơ bản sau đây:
– Kiểm tra số liệu các đơn vị trong nội bộ và tổng hợp; các định khoản nghiệp vụ; sự cân đối giữa số liệu kế toán tổng hợp và chi tiết; số dư cuối kỳ có khớp với các báo cáo chi tiết hay không;…
– Hạch toán khấu hao, thu nhập, chi phí, tài sản cố định, công nợ, thuế GTGT và làm báo cáo thuế, lập quyết toán.
-Theo dõi công nợ, quản lý công nợ toàn công ty, đồng thời xác định, đề xuất dự phòng, xử lý công nợ khó đòi của toàn công ty.
– Lập báo cáo tài chính theo quý, theo 6 tháng, theo năm và báo cáo giải trình chi tiết
– Hướng dẫn xử lý, hạch toán nghiệp vụ kế toán
– Cải tiến các phương pháp hạch toán 
– Tham gia và phối hợp trong công tác kiểm tra và kiểm kê tại cấp đơn vị cơ sở
– Thống kê, tổng hợp số liệu kế toán, cung cấp số liệu cho các đơn vị chức năng nếu có yêu cầu
– Kiến nghị đồng thời đề xuất các biện pháp khắc phục và cải tiến phương pháp hoạch toán
– Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ cho cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán và thanh tra kiểm tra 
– Lưu trữ các dữ liệu kế toán theo quy định

Quyền hạn

Kế toán tổng hợp có các quyền hạn cơ bản sau:
– Yêu cầu cung cấp báo cáo từ kế toán viên cung cấp một cách kịp thời đầy đủ theo quy định
– Yêu cầu trực tiếp các kế toán viên điều chỉnh nghiệp vụ nếu phát sinh sai sót

Quan hệ

– Nhận thông tin trực tiếp từ các kế toán viên
– Đảm bảo bảo mật thông tin về kinh tế -tài chính của doanh nghiệp
– Liên hệ với các bộ phận khác qua phòng KT – TV 

Tiêu chuẩn yêu cầu

– Nắm vững nghiệp vụ, chế độ kế toán
– Biết tổ chức và xây dựng kế hoạch nhằm hoàn thành các nhiệm vụ được phân công.
– Biết tổng hợp, phân tích báo cáo. 
– Sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính liên quan đến nghiệp vụ (phần mềm kế toán, excel…)
– Có kiến thức cơ bản về quy trình hoạt động, sản xuất của công ty

Do vậy, ta có thể liệt kê ra các nhiệm vụ 1 kế toán tổng hợp cần làm như sau:

Công việc của 1 kế toán tổng hợp làm hàng ngày gồm những gì? 

Trách Nhiệm Và Công Việc Của Nhân Viên Sales & Catering Coordinator
Công việc của 1 kế toán tổng hợp làm hàng ngày gồm những gì? 
  • Kế toán tổng hợp thu thập, lưu trữ, xử lý các dữ liệu kế toán trên các chứng từ kế toán phát sinh. Các hóa đơn, chứng từ cần được kiểm tra xem có hợp lệ để đưa vào sổ sách kế toán hay không. 
  • Lập các phiếu thu, chi, xuất hàng, nhập kho, hóa đơn bán hàng,… tại các thời điểm phát sinh nghiệp vụ, tránh chậm trễ dẫn đến việc thiếu sót trong khâu khớp quỹ hay kiểm kê hàng hóa tồn kho hàng ngày,….
  • Vào dữ liệu sổ quỹ, sổ tiền gửi và các sổ liên quan khác.

>>>Xem thêm: CÁC BƯỚC ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

Công việc của 1 kế toán tổng hợp làm hàng tháng:

  • Theo dõi công nợ với khách hàng, nhà cung cấp.
  • Hóa đơn đầu ra phát sinh tháng nào cần kê luôn vào tháng đó.
  • Lập các tờ khai thuế GTGT, TNCN, TNDN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và các loại thuế khác (nếu doanh nghiệp phải nộp báo cáo theo tháng). 
  • Lập bảng tính lương, bảng lương làm thêm giờ, bảo hiểm, các khoản lương thưởng, phụ cấp khác để chi trả cho người lao động.
  • Tính lại trị giá hàng tồn kho, giá vốn hàng bán, khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ,…

Nhiệm vụ của 1 kế toán tổng hợp hàng quý:

  • Rà soát lại các hóa đơn, chứng từ ghi nhận trên sổ sách kế toán để lên tờ khai GTGT hàng quý, tạm tính thuế TNCN và TNDN.
  • Lập báo cáo tài chính hàng quý, báo cáo quản trị theo yêu cầu của Ban lãnh đạo.

Nhiệm vụ của 1 kế toán tổng hợp hàng năm gồm những gì?

5 động lực để nhân viên làm việc - Báo Người lao động
Nhiệm vụ của 1 kế toán tổng hợp hàng năm gồm những gì?

Đầu năm: 

  • Kê khai, nộp thuế môn bài đầu năm (cần chú ý hạn kê khai và nộp thuế là ngày 31/1, đối với doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi có giấy phép đăng ký kinh doanh cần nộp thuế môn bài trong vòng 30 ngày).
  • Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN (tháng 12 hoặc quý IV) và tạm tính thuế TNDN (quý IV) năm trước liền kề.
  • Nộp báo cáo tài chính, tờ khai thuế TNDN, TNCN của năm trước liền kề và hạn nộp 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo.
  • Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm trước

Cuối năm:

  • Kiểm tra lại chứng từ, hóa đơn, hạch toán hết các hóa đơn GTGT còn bỏ sót, không nên để hóa đơn sang năm sau mới hạch toán vì nó sẽ ảnh hưởng đến thuế TNDN phải nộp trong kỳ.
  • Kiểm kê, đối chiếu sổ quỹ và quỹ tồn thực tế, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ với khách hàng, nhà cung cấp.
  • Đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
  • Lập báo cáo tài chính
  • ăm gồm: Bảng cân đối kế toán (hay Báo cáo tình hình tài chính), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp), Thuyết minh Báo cáo Tài chính, Bảng Cân đối số phát sinh tài khoản.

Bài viết trên đã cho các bạn biết về Kế toán tổng hợp. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.

>>Xem thêm: Top 5 dự án bất động sản uy tín, có tiềm lực tài chính mạnh

Lộc Đạt-tổng hợp

Tham khảo ( is.vnu.edu, newtrain, … )

Tags: Chuyên ngành kế toán tổng hợpCông việc của kế toán tổng hợp nội bộKế toán chi tiết la gìKế toán tổng hợp cần học những gìKế toán tổng hợp là gìKỹ năng kế toán tổng hợpMô tả công việc kế toán tổng hợp thuếTự học kế toán tổng hợp
Bài Viết Trước

Phân loại kế toán cho doanh nghiệp bạn cần nên biết

Bài Viết Tiếp Theo

Kế toán tài sản cố định cho doanh nghiệp

Bài Viết Tiếp Theo

Kế toán tài sản cố định cho doanh nghiệp

Kỹ năng bản thân

Phép lịch sự là gì? Các phép lịch sự căn bản đối với trẻ em

Bởi
29/01/2023
0

Phép lịch sự là gì? có thể nói, lịch sự là chìa khóa “vàng” giúp tạo nhân cách của mỗi con...

Xem Thêm

Văn hóa giao tiếp là gì? Bí quyết giao tiếp trong mọi tình huống

26/01/2023

Làm sao để tập trung hơn khi làm việc?

23/01/2023

Cách ứng xử là gì? Cách ứng xử thế nào là thông minh?

20/01/2023

Tính cách INTJ là gì? Nhóm INTJ có tính cách như thế nào?

18/01/2023

Popular Posts

Hướng dẫn lập kế hoạch cá nhân trong một năm hiệu quả nhất

Bởi
24/12/2021
0

Tổng hợp slogan hay trong kinh doanh chạm tới “cảm xúc” của khách hàng

Bởi
18/05/2022
0

Tổng hợp các mẫu thư cảm ơn khách hàng mới nhất 2020

Bởi
05/09/2020
0

ODOO Việt Nam

Odoo là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai. Người dùng sẽ yêu thích sử dụng, công việc hàng ngày có năng suất hơn, giải pháp được nâng cấp hàng năm, việc triển khai cũng nhanh gọn, không quá tốn kém chi phí.

By © WinERP – Partner Odoo
  • Giới Thiệu
  • Tải Odoo
  • Sự Kiện
  • Công Nghệ
  • Đào Tạo
  • Cộng Đồng
  • Liên hệ
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Bảng Giá
  • Tải Odoo
  • Liên hệ

By © WinERP - Partner Odoo

Tư vấn ODOO 090909.8984