Ngày nay, kỹ năng phản biện là một kỹ năng sống được đề cao trong nhà trường, doanh nghiệp cũng như trong đời sống trong việc phát triển kỹ năng tư duy, đàm phán, phân tích vấn đề. Những cá nhân có kỹ năng tư duy phản biện thường có quan điểm cá nhân nổi trội và được đánh giá cao giữa tập thể. Vậy tư duy phản biện là gì mà ngày nay lại quan trọng đến thế? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Kỹ năng phản biện là gì?
Kỹ năng phản biện hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chung và thống nhất nào về tư duy phản biện. tuy nhiên, phần lớn các định nghĩa giải thích về tư duy phản biện đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự rõ ràng và khả năng lập luận.
Tư duy phản biện tiếng Anh là gì? Tư duy phản biện hay còn gọi là Critical Thinking, đề cập đến khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn về niềm tin mà bạn tin hay những gì mà bạn đang làm. Nó bao gồm khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập (independent thinking) và suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking).
>>>Xem thêm: Odoo 12 Tour Da Nang – Roadshow 2019
Đặc điểm của tư duy phản biện
Người có kỹ năng phản biện thường có khả năng:
– Hiểu sự gắn kết logic giữa các quan điểm.
– Nhận dạng, phát triển và đánh giá các lập luận.
– Tìm ra những sự không nhất quán và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận.
– Giải quyết vấn đề một cách có hệ thống.
– Nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng.
– Xem xét cách lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người khác.
Tư duy phản biện không chỉ là tích lũy thông tin.
Người có trí nhớ tốt và biết nhiều kiến thức chưa chắc là người có tư duy phản biện tốt. người có tư duy phản biện tốt có khả năng suy luận ra những hệ quả từ những gì họ biết và sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề, đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liên quan để tăng hiểu biết của mình về vấn đề đó.
Không nhầm lẫn tư duy phản biện với việc thích tranh cãi hay chỉ trích người khác. Mặc dù các kỹ năng tư duy phản biện có thể được sử dụng để vạch trần những thiếu sót và sai lầm trong lập luận, nhưng kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những lập luận đúng đắn và mang tính xây dựng.
>>>Xem thêm:Mức độ hài lòng của khách hàng là gì? Vì sao cần phải thiện mức độ hài lòng của khách hàng?
Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả
Đánh giá mọi việc khách quan
Muốn có Kỹ năng phản biện tốt, các em phải có cái nhìn khách quan bất cứ một vấn đề nào đó. Nghĩa là, các em không được suy nghĩ hay giải quyết các vấn đề theo cảm tính hay đặt cái tôi quá nhiều để nhìn nhận một vấn đề. Theo đó, các em hãy bỏ cái nhìn chủ quan, thay vào đó là suy nghĩ khách quan trong mọi việc. Khi đánh giá mọi việc khách quan, các em sẽ có những lập luận sắc bén, đánh giá vấn đề một cách logic và chính xác hơn.
Cha mẹ nên làm gương cho con bằng cách không thiên vị con hơn những bạn khác, không tâng bốc con thái quá, không dùng tình cảm để giải quyết các công việc xung quanh. Cha mẹ là người dành nhiều thời gian và có ảnh hưởng tới sự phát triển của con nhất. Do đó, với hình mẫu tốt từ cha mẹ, trẻ có thể tự mình định hướng tốt hơn.
Đánh giá từ những câu hỏi đơn giản
Khi phản biện có thể có rất nhiều những câu hỏi được đặt ra, có cả những câu hỏi đơn giản và phức tạp. Những câu hỏi đơn giản có thể trả lời được ngay, nhưng những câu hỏi phức tạp sẽ mất nhiều thời gian hơn. Chính vì vậy, các em hãy liên tục quay lại các câu hỏi cơ bản đã hỏi khi các em đặt ra để giải quyết vấn đề.
Các em có thể tham khảo một vài câu hỏi cơ bản
-
Các em đã biết những gì?
-
Làm sao các em biết điều đó?
-
Những gì các em đang cố gắng để chứng minh, từ chối, chứng minh, phê bình…
Thực tế, một số giải pháp hoàn hảo nhất cho các vấn đề không phải vì sự phức tạp của chúng, mà vì sự đơn giản của chúng. Hãy bắt đầu từ những thứ cơ bản, bằng những câu hỏi đơn giản nhất.
Đưa ra những câu hỏi giả định
Một người có thói quen luôn đặt câu hỏi và nghi vấn những luồng thông tin mà bản thân họ tiếp xúc được sẽ dần phát triển được kỹ năng tư duy phản biện, đặc biệt là khi người đó thường xuyên đặt các câu hỏi giả định. Khi đặt câu hỏi giả định về các vấn đề đang tiếp cận và đánh giá nghiêm túc niềm tin của bản thân về câu hỏi đó, vấn đề sẽ được đào sâu và chi tiết hơn.
-
Các em có thể giả định vấn đề này đúng cũng có thể giả định vấn đề này sai, tùy vào cách nhìn nhận vấn đề và hướng giải quyết.
-
Các em chỉ cần chịu khó tập thói quen đặt câu hỏi giả định, qua một thời gian các em sẽ sẽ trở nên nhạy bén hơn trong việc phân biệt đâu là nguồn thông tin đáng tin cậy, và đâu là nguồn thông tin cần phải xem xét và nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
-
Phụ huynh nên giúp con bằng cách đặt ra các câu hỏi giả định trước, các câu hỏi tình huống để từ đó khuyến khích con tư duy. Dần dần, con sẽ quen với việc này và có thể tự mình đặt ra các câu hỏi.