Mind map là gì? Mindmap được mệnh danh “công cụ vạn năng cho bộ não”, là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến các bạn đọc, cùng tham khảo nhé!
Mục lục
Mind map là gì?

Mind map hay còn được gọi là sơ đồ tư duy là một phương pháp được đưa ra như là phương tiện mạnh để tận dụng tối đa khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ một chi tiết để tổng hợp hay phân tích một vấn đề nào đó ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh.
Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính là cách ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định, dập khuôn chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu chuyện thì não bộ còn có khả năng liên hệ, liên lạc các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác tối đa cả hai khả năng này của bộ não.
Xem thêm Kinh nghiệm quản lý cửa hàng cho chủ kinh doanh mới
Ứng dụng Mind map trong cuộc sống
- Ghi nhớ chi tiết cấu trúc hay sự kiện nào đó mà chúng chứa các mối liên hệ phức tạp hay chằng chéo.
- Tổng kết dữ liệu.
- Hợp nhất thông tin từ những nguồn nghiên cứu khác nhau.
- Động não về một vấn đề phức tạp, khó giải quyết.
- Trình bày thông tin để chỉ ra rõ ràng cấu trúc của toàn bộ đối tượng.
- Ghi chép (bài giảng, sự kiện, phóng sự…).
- Khuyến khích việc làm giảm sự miêu tả của mỗi ý, quan điểm, mỗi khái niệm xuống thành một từ (hay từ kép).
- Toàn bộ ý của sơ đồ tư duy có thể “nhìn thấy” và nhớ bởi trí nhớ hình ảnh – Loại trí nhớ gần như tuyệt hảo.
- Sáng tạo các bài viết, các bài tường thuật.
- Là phương tiện hoàn hảo dành cho học tập hay tìm hiểu sự kiện.
Với một sơ đồ tư duy đẹp, người ta có thể tìm ra gần như vô số các ý tưởng khác nhau giúp ích cho việc học tập, làm việc. Điều này biến phương pháp mindmap trở thành một công cụ mạnh để soạn các bài viết và tường thuật, khi mà những ý kiến cần phải được ghi chép nhanh chóng. Sau đó tùy vào các từ khóa hoặc ý chính thì các câu hay đoạn văn sẽ được triển khai một cách rộng ra.
Hiệu quả của Sử dụng sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy được mệnh danh “công cụ vạn năng cho bộ não”, là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng, đã và đang đem lại những hiệu quả thực sự đáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh. Lập sơ đồ tư duy là một cách thức cực kỳ hiệu quả để ghi chú. Các sơ đồ tư duy không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề và mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong đó đối với nhau. Nó giúp bạn liên kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác.
Các bật thầy về ghi nhớ như Eran Katz – Kỷ lục Guinness người có khả năng nhớ được 500 con số theo thứ tự chỉ sau một lần nghe; Adam Khoo tác giả các cuốn sách nổi tiếng về giáo dục trí não như “Tôi giỏi bạn cũng vậy”, “Con cái chúng ta đều giỏi.
Các bước vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả

Thiết lập ý tưởng trung tâm
Ý tưởng trung tâm, hay còn gọi là điểm nút trung tâm, chính là xuất phát điểm của mọi mindmap. Nó biểu hiện cho chủ đề trọng tâm mà bạn đang muốn khám phá và tìm hiểu.
Trong mindmap, điểm nút trung tâm thường được biểu diễn bằng một hình tròn, hoặc hình vuông có đoạn text thể hiện nội dung của ý tưởng đó.
Tạo các nhánh con
Từ điểm nút trung tâm, ta tạo ra những đường nhánh nhỏ, thể hiện những ý tưởng nhỏ bổ trợ cho điểm nút trung tâm.
Mind map là gì? Ví dụ, từ điểm nút trung tâm là Marketing, có rất nhiều những khía cạnh liên quan tới nó, như mạng xã hội, Email Marketing, Marketing Inbound, Marketing Outbound,… Mỗi khía cạnh, ta vạch ra một nhánh con từ điểm trung tâm là Marketing.
Mở rộng sơ đồ tư duy
Trong mỗi nhánh con, ta lại mở rộng thêm những nhánh con nhỏ khách từ nhánh lớn bên trên.
Ví dụ, từ nhánh nhỏ mạng xã hội của điểm trung tâm Marketing, ta có thể phát triển ra những nhánh nhỏ khác, như Facebook, Instagram, LinkedIn hay Twitter,…
“Tô màu” cho sơ đồ tư duy
Để mindmap của bạn trở nên trực quan, sinh động và dễ tiếp thu hơn, bạn nên tô màu riêng biệt cho các nhánh của bản đồ tư duy.
Ví dụ, trong mindmap Marketing, nhánh mạng xã hội và các nhánh nhỏ của nó được tô màu cam, nhánh Email được tô màu đỏ, và tương tự như vậy cho tất cả các nhánh còn lại.
Xem thêm Kinh nghiệm viết content cực kỳ hiệu quả mà bạn nên biết
Một số lưu ý khi sử dụng

Mind map là gì? Bản đồ tư duy của bạn là tài sản riêng của bạn: một khi bạn hiểu cách tạo ra những ghi chú trong Bản đồ tư duy, bạn có thể phát huy các quy tắc của riêng mình để làm cho nó tốt hơn. Những đề nghị sau đây có thể giúp bạn tăng hiệu quả của việc đó:
- Sử dụng những từ ngữ đơn giản thể hiện thông tin: Hầu hết các từ trong cách viết bình thường đều là nhồi nhét, bởi vì chúng đảm bảo rằng thông tin được chuyển tải đúng ngữ cảnh và trong một dạng thức dễ đọc. Trong Bản đồ tư duy của bạn, những từ khóa có ý nghĩa có thể chuyển tải cùng ý nghĩ như thế một cách rõ ràng hơn. Những từ dư thừa chỉ làm bản đồ lộn xộn.
- Chữ in: Cách viết dính nhau hoặc không rõ ràng sẽ khó đọc hơn.
- Sử dụng màu sắc để tách các ý khác nhau: Điều này sẽ giúp bạn tách các ý ra khi cần thiết. Nó cũng giúp bạn làm bản đồ trực quan hơn để gợi nhớ lại. Màu sắc cũng giúp cho việc sắp xếp các chủ đề.
- Sử dụng những ký hiệu và hình ảnh: Khi một ký hiệu hoặc hình ảnh có ý nghĩa gì đó với bạn, hãy sử dụng chúng. Hình ảnh có thể giúp bạn nhớ thông tin hiệu quả hơn là từ ngữ.
Qua bài viết trên đây Odoovietnam.com.vn đã cung cấp các thông tin về Mind map là gì? Ứng dụng Mind map trong cuộc sống. Hy vọng những thông tin đã cung cấp trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này nhé!
Mỹ Phượng – Tổng hợp
Tham khảo nguồn ( 123job.vn, blog.webico.vn, www.uplevo.com, … )