• Giới Thiệu
  • Privacy Policy
  • Contact
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Bảng Giá
  • Tải Odoo
  • Liên hệ
ODOO Việt Nam
ATP Software Kinh nghiệm kinh doanh

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Bởi
08/05/2020
TrongKinh nghiệm kinh doanh
0
0
Chia Sẻ
8.3k
Lượt Xem
Share on FacebookShare on Twitter

Mô hình cạnh tranh hoàn hảo ngụ ý rằng tốc độ điều chỉnh lợi nhuận theo mức rủi ro là tương đương nhau giữa các doanh nghiệp và ngành kinh doanh. Tuy nhiên, vô số nghiên cứu kinh tế đã khẳng định rằng các ngành khác nhau có thể duy trì các mức lợi nhuận khác nhau và sự khác biệt này phần nào được giải thích bởi cấu trúc khác nhau của các ngành. Michael Porter đã tổng hợp các lực lượng cạnh tranh thành mô hình 5 áp lực mà từ đó doanh nghiệp phải nhận biết cũng như đo đếm được các áp lực cạnh tranh mà mình phải vượt qua.

Mục lục

  • 1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là gì?
  • 2 Nội dung của mô hình 5 áp lực cạnh tranh
    • 2.1 1. Sức mạnh nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm sau:
    • 2.2 2. Nguy cơ thay thế thể hiện ở:
    • 2.3 3. Các rào cản gia nhập thể hiện ở:
    • 2.4 4. Sức mạnh khách hàng thể hiện ở:
    • 2.5 5. Mức độ cạnh tranh thể hiện ở:
  • 3 Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh
    • 3.1 Mức độ cạnh tranh từ đối thủ hiện tại trong ngành
    • 3.2 Đánh giá đối thủ cạnh tranh tương lai
    • 3.3 Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
    • 3.4 Phân tích áp lực từ nhà cung cấp
    • 3.5 Áp lực từ sản phẩm thay thế

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là gì?

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là gì?
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là gì?

Michael Porter là nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới, ông đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích về năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Trong đó, ông mô hình 5 áp lực cạnh tranh được cho là một thành tựu của nhân loại.

Mô hình Porter’s Five Forces (mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter) được xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard Business Review vào năm 1979 với nội dung tìm ra yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Mô hình này được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Quan trọng hơn cả, mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận.

Nội dung của mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:

1. Sức mạnh nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm sau:

– Mức độ tập trung của các nhà cung cấp,
– Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp,
– Sự khác biệt của các nhà cung cấp,
– Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm,
– Chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành,
– Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế,
– Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp,
– Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành.

2. Nguy cơ thay thế thể hiện ở:

– Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm,
– Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng,
– Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế.

3. Các rào cản gia nhập thể hiện ở:

– Các lợi thế chi phí tuyệt đối,
– Sự hiểu biết về chu kỳ dao động thị trường,
– Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào,
– Chính sách của chính phủ,
– Tính kinh tế theo quy mô,
– Các yêu cầu về vốn,
– Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa,
– Các chi phí chuyển đổi ngành kinh doanh,
– Khả năng tiếp cận với kênh phân phối,
– Khả năng bị trả đũa,
– Các sản phẩm độc quyền.

4. Sức mạnh khách hàng thể hiện ở:

– Vị thế mặc cả,
– Số lượng người mua,
– Thông tin mà người mua có được,
– Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa,
– Tính nhạy cảm đối với giá,
– Sự khác biệt hóa sản phẩm,
– Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành,
– Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế,
– Động cơ của khách hàng.

5. Mức độ cạnh tranh thể hiện ở:

– Các rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành,
– Mức độ tập trung của ngành,
– Chi phí cố định/giá trị gia tăng,
– Tình trạng tăng trưởng của ngành,
– Tình trạng dư thừa công suất,
– Khác biệt giữa các sản phẩm,
– Các chi phí chuyển đổi,
– Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa,
– Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh,
– Tình trạng sàng lọc trong ngành.

Xem thêm:  Làm sao để thảo mãn nhu cầu khách hàng?

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Năm 1979, mô hình 5 áp lực cạnh tranh lần đầu tiên xuất hiện trên tờ Harvard Business Review như sau:

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter – Nguồn: Slideshare

Mức độ cạnh tranh từ đối thủ hiện tại trong ngành

Áp lực này chủ yếu nhằm phân tích thông tin thị trường với các nội dung như cơ cấu cạnh tranh ngành, thực trạng cơ cấu của ngành, hàng rào, số lượng doanh nghiệp cùng ngành, và các sản phẩm đang cung cấp.

Thông thường các ngành chỉ bao gồm DN vừa và nhỏ, không có đơn vị nào ở vị trí thống trị. Trong khi đó một ngành tập trung có sự chi phối bởi một số ít các DN lớn thậm chí chỉ một DN duy nhất gọi là độc quyền. Bản chất và mức độ cạnh tranh đối với các ngành tập trung rất khó phân tích và dự đoán.

Đánh giá đối thủ cạnh tranh tương lai

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là 1 trong 5 yếu tố trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh mà bạn cần quan tâm và phân tích kỹ lưỡng. Đây là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ quyết định gia nhập ngành.

Ngành càng dễ gia nhập thì tỉ lệ cạnh tranh càng cao, trong đó quan trọng là hàng rào chi phí quyết định. Điều này đe dọa các doanh nghiệp hiện tại và mức độ cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn. Do đó, để tạo vị thế trong ngành doanh nghiệp cần tạo ra hàng rào cản trở sự gia nhập như:

  • Sản phẩm được khác biệt hóa
  • Lợi ích theo quy mô nhằm giảm chi phí sản xuất.
  • Duy trì các kênh phân phối trung thành và mở rộng kênh phân phối mới.

Áp lực cạnh tranh từ khách hàng

Áp lực này đánh giá khả năng của khách hàng tới giá bán và chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ. Khách hàng ở đây có thể hiểu là người tiêu dùng cuối cùng, là nhà phân phối hoặc nhà mua công nghiệp. Khi trên thị trường có nhiều doanh nghiệp cung cấp, người tiêu dùng càng có nhiều quyền lực đối với sản phẩm cũng như khả năng thay đổi lựa chọn từ thương hiệu này sang thương hiệu khác.

Ngoài ra, người tiêu dùng còn có khả năng gây áp lực bằng cách liên kết với nhau để có được mức giá tốt hoặc tạo xu hướng mua sắm cho thương hiệu. Trường hợp có nhiều nhà cung ứng họ có quyền lựa chọn nhà cung ứng nào tốt hơn, do vậy các nhà cung ứng phải tự cạnh tranh với nhau.

Phân tích áp lực từ nhà cung cấp

Là 1 trong 5 yếu tố trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh. Áp lực này cho thấy tầm ảnh hưởng của các nhà cung cấp tới giá bán sản phẩm, tác động trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhà cung cấp có thể trở thành một áp lực khi tăng giá nhập đầu vào hoặc giảm chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp.

Qua đó làm giảm khả năng cung ứng của doanh nghiệp, không đảm bảo được yếu tố đầu vào đủ về số lượng và đúng chất lượng cần thiết. Hơn thế nữa, số lượng nhà cung cấp trên thị trường cũng là một vấn đề cần xem xét khi số lượng nhà cung cấp trên thị trường càng ít thì họ càng có nhiều quyền lực, dẫn tới rủi ro cao hơn cho doanh nghiệp.

Áp lực từ sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc điểm cơ bản của nó thường có các ưu thế sản phẩm bị thay thế ở các đặc trưng riêng biệt. Ngày nay, sản phẩm của các DN cạnh tranh với nhau thông qua việc sáng tạo ra các giá trị mới, giá trị tăng thêm, giá trị cảm nhận hơn là giá trị hữu dụng vốn có của nó và người mua, khách hàng cũng bỏ tiền ra để mua những giá trị đó.

Xem thêm:

  •  Tổng hợp mô hình kinh doanh mới mới nhất 2020
  • Macrame là gì? Giới thiệu chi tiết về Macrame

Hữu Đệ – Tổng hợp và Edit 

Tags: Áp dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranhĐiều hướng trangMô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca-colaMô hình 5 Forces của VinamilkMô hình 5 lực lượng cạnh tranh của AppleMô hình 5 lực lượng cạnh tranh của HondaMô hình 5 lực lượng cạnh tranh của ngành biaMô hình 5 lực lượng cạnh tranh của TH True MilkMô hình 5 lực lượng cạnh tranh ngành dệt may
Bài Viết Trước

Odoo Road Show 22-04-2020 Chủ Đề Tài Chính Kế Toán Và Odoo

Bài Viết Tiếp Theo

Cách viết giới thiệu công ty trên website – viết page giới thiệu

Bài Viết Tiếp Theo

Cách viết giới thiệu công ty trên website - viết page giới thiệu

Kỹ năng bản thân

Phép lịch sự là gì? Các phép lịch sự căn bản đối với trẻ em

Bởi
29/01/2023
0

Phép lịch sự là gì? có thể nói, lịch sự là chìa khóa “vàng” giúp tạo nhân cách của mỗi con...

Xem Thêm

Văn hóa giao tiếp là gì? Bí quyết giao tiếp trong mọi tình huống

26/01/2023

Làm sao để tập trung hơn khi làm việc?

23/01/2023

Cách ứng xử là gì? Cách ứng xử thế nào là thông minh?

20/01/2023

Tính cách INTJ là gì? Nhóm INTJ có tính cách như thế nào?

18/01/2023

Popular Posts

Hướng dẫn lập kế hoạch cá nhân trong một năm hiệu quả nhất

Bởi
24/12/2021
0

Tổng hợp slogan hay trong kinh doanh chạm tới “cảm xúc” của khách hàng

Bởi
18/05/2022
0

Tổng hợp các mẫu thư cảm ơn khách hàng mới nhất 2020

Bởi
05/09/2020
0

ODOO Việt Nam

Odoo là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai. Người dùng sẽ yêu thích sử dụng, công việc hàng ngày có năng suất hơn, giải pháp được nâng cấp hàng năm, việc triển khai cũng nhanh gọn, không quá tốn kém chi phí.

By © WinERP – Partner Odoo
  • Giới Thiệu
  • Tải Odoo
  • Sự Kiện
  • Công Nghệ
  • Đào Tạo
  • Cộng Đồng
  • Liên hệ
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Bảng Giá
  • Tải Odoo
  • Liên hệ

By © WinERP - Partner Odoo

Tư vấn ODOO 090909.8984