Nghệ thuật quản lý nhân viên là một cụm từ được các nhà quản lý thường hay nhắc đến trong quá trình quản trị nguồn nhân lực. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến các bạn đọc, cùng tham khảo nhé!
Mục lục
Nghệ thuật quản lý nhân viên
Giao tiếp với nhân viên
Hiệu quả làm việc của một doanh nghiệp sẽ đi kèm với một một môi trường giao tiếp nội bộ lành mạnh. Nó đòi hỏi sự kết hợp toàn diện các yếu tố như: sự chỉ đạo rõ ràng, nhìn nhận đúng đắn, cho tới nhưng câu hỏi thể hiện sự quan tâm sao sát tới nhân viên. Một nhà lãnh đạo tốt sẽ biết quan tâm tới việc xây dựng một mối liên hệ gắn kết với nhân viên và thiết lập sự tôn trọng đối với cộng sự. Sau đây là một số cách bạn có thể tham khảo:
- Khen ngợi một cách cụ thể như “Tôi thấy bạn rất tốt ở những điểm sau:…”
- Tương tác và thể hiện sự tôn trọng nhiều hơn tới nhân viên và những nỗ lực của họ
- Tạo cơ hội cho nhân viên thể hiện và được thấy ý kiến của mình được nhìn nhận
- Liên tục phản hồi và hướng dẫn nhân viên, tạo một môi trường lành mạnh và linh hoạt
Biết lắng nghe và đồng cảm
Nhân viên đang ngày càng cảm thấy áp lực và căng thẳng hơn. Họ bị đánh giá thấp và thậm chí là bị coi thường. Đây cũng là một trong những lý do gây ra làn sóng nghỉ việc ồ ạt trên toàn cầu trong thời gian gần đây. Sự lắng nghe và đồng cảm xuất phát từ các cấp lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp giúp giảm bớt những vấn đề này, từ đó nhân viên sẽ ít có khả năng bỏ việc hơn, gắn bó hơn và có thể thực hiện công việc tốt hơn.
Bên cạnh đó, sự đồng cảm cũng giúp nhà lãnh đạo đánh giá các phản ứng cảm xúc của người khác đối với một vấn đề liên quan đến công việc một cách khách quan hơn, để từ đó có cách giải quyết nhạy bén hơn.
Đây không phải là kỹ năng hoàn toàn mới trong nghệ thuật quản trị nhân sự, nhưng tầm quan trọng của nó đang được nhận thức ngày một rõ ràng hơn ràng rằng sự đồng cảm là năng lực lãnh đạo cần phát triển nhiều nhất ở hiện tại và cả trong tương lai của công việc.
Gắn kết nhân viên với mục tiêu chung của doanh nghiệp
Nghệ thuật quản lý nhân sự tiếp theo mà nhà lãnh đạo cần có chính là định hướng nhân viên làm việc vì một mục đích chung. Đây là cách tốt nhất để mọi thành viên trong tổ chức cộng tác làm việc hiệu quả. Những cá nhân chỉ chú trọng vào các mục tiêu cá nhân hoặc phòng ban chỉ bó hẹp trong mục tiêu chuyên môn của họ đôi khi sẽ dẫn đến việc tự cô lập, thiếu gắn kết và ít hợp tác.
Để có thể làm điều này, nhà lãnh đạo nên dành thời gian trao đổi với nhân viên về khả năng và mục tiêu của họ, để từ đó đưa ra mục tiêu chung phù hợp. Trong quá trình thực hiện, nhà quản lý cần đảm bảo nhân viên của họ đang đi đúng hướng với những mục tiêu chung được đặt ra, lập kế hoạch hành động và ghi nhận những đóng góp của họ sau khi đạt được mục tiêu.
Biết chịu trách nhiệm
“Chịu trách nhiệm” được xem là một văn hóa làm việc và là kỹ năng cần có của mỗi người đối với công việc của mình, đặc biệt khi bạn đóng vai trò là người lãnh đạo. Những trách nhiệm cốt lõi của một lãnh đạo:
- Trách nhiệm về tầm nhìn chiến lược
- Trách nhiệm về nguồn nhân lực
- Trách nhiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp
- Trách nhiệm trong việc đưa ra các quyết định
- Trách nhiệm đảm bảo hiệu suất
Bên cạnh đó, để tổ chức và có được những hiệu quả như mong muốn từ đội ngũ nhân sự thì bạn không thể chỉ tập trung chỉ trích một cá nhân hay một vấn đề. Mà điều cần thiết là bạn cần xác định và cùng những thành viên khác giải quyết.
Luôn tôn trọng nhân viên
Hãy luôn tôn trọng mọi nhân viên từ vị trí thấp đến cao và đối xử với họ thật công bằng. Đây là một trong những điều kiện cần có để giữ chân những người tài ở lại với doanh nghiệp. Bởi khi lãnh đạo luôn tôn trọng, cư xử chuyên nghiệp và có chế độ đãi ngộ tốt với nhân viên thì họ sẽ có động lực để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Tôn trọng nhân viên cũng chính là tôn trọng cách thức quản lý của mình đối với họ.
Xem thêm Đánh giá phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp POS365
Xử lý các rủi ro trong quản lý nhân sự
Nghệ thuật quản lý nhân viên bất cứ doanh nghiệp nào cũng đã từng phải đối diện với những rủi ro trong quản lý nhân sự. Đó có thể là trường hợp nhân lực nghỉ hưu, hoặc muốn rời bỏ doanh nghiệp… gây ảnh hưởng nghiêm trong đến tổ chức và các đối tượng liên quan như khách hàng, nhà cung cấp…
Để có thể xử lý được các rủi ro trong quản lý nhân sự, nhà lãnh đạo cần có kỹ năng tìm hiểu, phân tích và đánh giá các phương án khả thi để khắc phục rủi ro, đồng thời hạn chế sự tiếp diễn/lặp lại của các rủi ro đó trong tương lai.
Biết được điểm mạnh, điểm yếu của nhân sự
Người lãnh đạo giỏi có khả năng phân chia công việc cho từng nhân viên một cách hợp lý và đưa ra giải pháp phù hợp cho từng cá nhân giúp họ cải tiến hơn trong công việc. Để có thể làm được điều đó, người lãnh đạo cần xác định được điểm mạnh và điểm yếu của cấp dưới.
Vai trò của nghệ thuật quản lý nhân sự
Quản lý nhân sự đóng một vai trò then chốt trong vận hành doanh nghiệp và nghệ thuật quản lý nhân sự chính là giá trị cốt lõi của nó. Nghệ thuật quản lý nhân sự là sự dung hòa của quản trị chiến lược, quản trị kinh doanh, phân tích và thấu hiểu cảm xúc.
Một người quản lý có thể tiếp cận, phân tích và giải quyết vấn đề khéo léo, tinh tế luôn là người có thể thực thi mọi kế hoạch nhân sự và đem lại hiệu quả tích cực. Vì vậy, nếu bạn là một nhà quản lý nhân sự đạt được các yếu tố trên, chắc chắn bạn sẽ rất được lòng toàn thể công ty và được các bậc lãnh đạo cao hơn trọng dụng.
Xem thêm Kinh nghiệm quản lý cửa hàng cho chủ kinh doanh mới
Nghệ thuật quản lý nhân sự là gì?
Nghệ thuật quản lý nhân viên là sự khéo léo trong việc tuyển chọn và sử dụng nhân viên của các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Đây cũng là một cụm từ thể hiện khả năng kiểm soát các vấn đề bên trong tổ chức hiệu quả và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên nhằm mục đích hướng đến sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Qua bài viết trên đây Odoovietnam.com.vn đã cung cấp các thông tin về nghệ thuật quản lý nhân viên cho các nhà quản trị. Hy vọng những thông tin đã cung cấp trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này nhé!
Mỹ Phượng – Tổng hợp
Tham khảo nguồn ( www.testcenter.vn, fastdo.vn, cafebiz.vn, … )