tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp là một trong những từ khóa được search nhiều nhất trên google về chủ đề tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp. Trong bài viết này, odoovietnam.com.vn sẽ viết bài viết Tổng hợp các cách tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp mới nhất 2020.
Mục lục
Tổng hợp các cách tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp mới nhất 2020.
Ấn tượng ban đầu trong khi giao tiếp là một điều rất quan trọng và thú vị. Khi bạn tạo được ấn tượng tốt hầu như câu chuyện sẽ suôn sẻ và đi đến hồi kết không thể tuyệt vời hơn. Điều đặc biệt là nhiều người mặc đã rất cố gắng tạo nên điều này nhưng không thành công trong khi đó một số khác chẳng cần làm gì nhiều ngoài việc nhìn ngắm và cười tươi mà lại lấy lòng được người đang nói chuyện cùng mình. Dưới đây là những điều cơ bản nhất bạn phải làm được nếu muốn tạo được ấn tượng cho người khác.
1. Loại bỏ tính vị kỷ khi nói chuyện
Suốt buổi nói chuyện bạn luôn thao thao bất tuyệt về một hoặc rất nhiều chủ đề khác nhau nhưng có một đặc điểm chung là tất cả những gì bạn chia sẻ đều hướng tới những điều ấn tượng về chính bản thân mình, bạn luôn coi mình là trọng tâm, là cốt lõi trong mọi sự việc. Bạn tự tạo những “nút thắt” trong câu chuyện rồi sau đó chỉ cho người khác thấy việc bạn cởi bỏ “nút thắt” đó tài tình như thế nào.
Hãy cố gắng khuyến khích người khác nói về bản thân họ, và đáp lại một cách chân thật và nồng nhiệt, chứ không phải làm điều ngược lại.
Điều này thật tệ hại! bạn hãy tự nhìn xung quanh mà xem, thực sự người khác có quan tâm tới câu chuyện của bạn hay họ chỉ gật đầu như một cỗ máy trong suốt câu chuyện để bạn được vui vẻ? Hơn nữa, nếu sự việc tiếp diễn trong thời gian dài, bạn có thể bị mọi người đánh giá là một người lố bịch.
Mỗi khi trò chuyện, giao tiếp với người khác, bạn hãy cố gắng đặt bản thân vào vị trí của họ và tự hỏi trong đầu xem “Người khác đang cảm nhận về tôi như thế nào?”, điều này sẽ rất hiệu quả trong việc tiết chế cảm xúc, định hướng lại những dòng suy nghĩ để từ đó kể những câu chuyện phù hợp, thú vị hơn.
2. Đừng trốn tránh sự lo lắng của bạn
Nếu bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng thì đừng cố kìm nén lại hãy tập cách suy nghĩ: “Ồh! tôi đang cảm thấy thật sự lo lắng và tôi sẽ tìm cách giải tỏa nó ngay bây giờ!”. Bạn có thể thả lỏng và tự tạo nên những dịch chuyển tự nhiên của cơ thể đại loại như: Xoa hai bàn tay vào nhau, co duỗi chân nếu đang ngồi, đặt tay trước ngực, hít thở một hơi thật sâu…
Nếu có quá nhiều người cùng nói về một chủ đề mà bạn không thành thạo lắm thì vẫn có cách để tạo được ấn tượng tuyệt vời, đó là bạn hãy tập trung vào một số người, khi họ phát biểu xong nếu trong tầm hiểu biết của bạn hãy đặt ra một vài câu hỏi, hoặc đối thoại về việc họ đang nói. Đám đông có thể sẽ chú ý tới bạn nhiều hơn. Điều quan trọng hơn cả là căng thẳng sẽ khiến cho bạn nói quá nhanh dẫn đến mất kiểm soát vì thế hãy cố gắng nói chậm rãi, phát âm đủ to và tròn chữ.
3. Đánh lừa bộ não của bạn
“Hãy là chính mình” là lời khuyên mà các nhà tâm lý học dành cho bạn để tạo nên một ấn tượng đầu tiên tốt. Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh, chính cảm xúc và tính cách của bạn lại tạo nên “hiệu ứng lây lan” cho người đối diện. Khi tâm trạng, thái độ của bạn không tốt cũng sẽ làm cho tâm trạng mọi người xung quanh chùng xuống.
Cố gắng áp chế tâm trạng xấu và bắt đầu câu chuyện với một không khí tốt hơn, khởi đầu suôn sẻ bao giờ cũng có lợi hơn rất nhiều.
4. Giao tiếp qua ánh mắt
Người ta thường nói đôi mắt chính là cửa sổ của tâm hồn. Nếu muốn làm quen với một người lạ, bạn có thể nhìn thẳng vào mắt họ nhiều hơn 2 giây, sau đó hãy bắt đầu câu chuyện bằng một nụ cười. Nhiều người tin rằng, với cái nhìn đầu tiên đầy thiện cảm, bạn sẽ tạo được niềm tin với người đối diện một cách dễ dàng hơn rất nhiều.
Nhìn thẳng vào mắt đối phương khi giao tiếp
5. Đồng bộ hóa
Đồng bộ hóa ở đây tức là việc bạn điều tiết tư thế, giọng nói, ngôn từ và cử chỉ của bạn phù hợp với người bạn mới làm quen, vì chúng ta thường bị cuốn hút bởi những người có đặc điểm tựa như mình, mọi người sẽ phản hồi lại nhanh hơn khi bạn nói chuyện cùng tốc độ với họ hoặc đáp lại kịp thời bằng những cái gật đầu và nghiêng đầu.
6. Sử dụng lời khen một cách hợp lý
Mọi người ít nhiều gì ai cũng thích được khen, ngay cả khi họ ngờ vực rằng bạn đang nịnh họ thì họ vẫn thích nó. Nhưng hãy sử dụng lời khen một cách khôn ngoan: Đúng nơi, đúng lúc, với mức độ vừa phải, điều này sẽ khiến khoảng cách giữa hai người được rút ngắn và người đối diện sẽ tin rằng bạn không phải là một kẻ nịnh nọt để lấy lòng người khác.
7. Thay đổi hành động
Bạn đến tham dự một bữa tiệc cách nơi ở hàng trăm cây số và phát hiện ra chìa khóa xe đã thất lạc. Đúng lúc đó, một cô gái tới giới thiệu bản thân và tỏ ra rất vui khi gặp bạn nhưng bạn gạt cô ấy sang một bên và chạy một mạch đi kiếm chìa khóa. Điều này đã để cho cô ta một ấn tượng không mấy tốt đẹp về bạn, nhưng bạn có thể sửa chữa được những sai sót này bằng cách tìm lại cô ấy, kéo tới bên canh và nói với một giọng điệu thật hài hước:”Tôi đã không còn là tôi trước đó rồi!, xin lôi cô nhưng có lẽ ở đây đã có sự nhầm lẫn gì đó giữa tôi và người anh em sinh đôi xấu tính của tôi”. Qua ví dụ này, bạn cũng nên đánh giá người khác từ nhiều khía cạnh khác nhau nếu họ có lỡ tạo ra ấn tượng không tốt đẹp với bạn.
Nguồn: anhhaolt.com