Công thức tính EPS là một trong những công thức quan trọng nhất mà bất kỳ nhà đầu tư chứng khoán nào cũng cần nắm. Tuy nhiên nhiều người đang chập chững bước vào lĩnh vực này không hiểu EPS là gì? Công thức tính ra sao? Tại sao cần biết chỉ số EPS này? Chúng ta cùng đi tìm lời giải đáp thỏa đáng trong bài viết sau đây.
Mục lục
EPS là gì?
Nói rằng chỉ số EPS là chỉ số vô cùng quan trọng không có gì là sai. Bởi EPS (Earning Per Share) chính là lợi nhuận thu về được trên mỗi cổ phiếu mua vào. Đây chính là phần thu nhập của nhà đầu tư mà công ty phát hành phân bổ cho mỗi cổ phần đang lưu hành trên thị trường chứng khoán. Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều nhà đầu tư chọn giao dịch chứng khoán thông qua các sàn giao dịch uy tín. Các sàn giao dịch này cũng cung cấp sẵn phần mềm giao dịch mt4 android cho khách hàng.
Công thức tính EPS được quan tâm vì nó giúp xác định thu nhập lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể tìm kiếm được. Điều thú vị là EPS luôn được xem như biến số duy nhất và vô cùng quan trọng để định giá cổ phiếu (Theo phương pháp thông dụng nhất là P/E).
Tuy nhiên không phải các doanh nghiệp có tỷ lệ EPS bằng nhau thì có thể đánh giá mức lợi nhuận doanh nghiệp bằng nhau. Hay nói cách khác là mức độ sử dụng vốn của các doanh nghiệp đều hiệu quả như nhau. Các nhà đầu tư cần xem xét, phân tích và dùng các công cụ tính toán khác để đánh giá.
Lý do là bởi vì nhiều khi các doanh nghiệp áp dụng cách tính để đưa ra tỷ lệ EPS hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư. Mà các bạn biết đấy, tỷ lệ có thể chênh lệch nhỏ nhưng tính toán thành giá trị sẽ ra một con số rất lớn. Nên sử dụng nhiều thước đo tài chính để tính toán tỷ lệ EPS này.
Công thức tính EPS như thế nào?
Phần này chúng ta đi sâu vào công thức xác định EPS. Có hai chỉ số EPS cũng như 2 cách tính khác nhau. Đó là tỷ lệ EPS cơ bản và tỷ lệ EPS pha loãng. Cùng xem cách tính và đặc điểm của mỗi chỉ số này nhé!
EPS cơ bản
Công thức:
EPS = (Khoản thu nhập ròng – Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi)/ Lượng cổ phiếu đang lưu hành bình quân.
EPS cơ bản là chỉ số thể hiện mức lợi nhuận cơ bản thu được trên một cổ phiếu. Nếu có thể nên tính toán lượng cổ phiếu đang lưu hành bình quân trong kỳ sẽ chính xác hơn. Bởi lượng cổ phiếu trong kỳ thường xuyên có sự thay đổi.
EPS pha loãng
Công thức:
EPS pha loãng = (Mức lợi nhuận ròng – Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi)/(Số lượng cổ phiếu đang được lưu hành + Số lượng cổ phiếu sẽ được phép chuyển đổi).
Công thức tính EPS pha loãng được áp dụng khi các công ty phát hành thêm các loại chứng khoán khác như: Cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu được phát hành thêm.
Nếu như vẫn áp dụng EPS cơ bản sẽ không chính xác do không có nguồn tiền đổ vào khi số lượng các cổ phiếu tăng lên. Làm cho lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu sẽ bị giảm đi.
Ý nghĩa của EPS và P/E trong đầu tư chứng khoán
Thường khi nhắc đến EPS người ta sẽ nhắc đến cả P/E là hệ số giá tính trên thu nhập. Tỷ lệ P/E là chỉ số quan trọng trong phân tích và quyết định đầu tư chứng khoán. Nó là một trong những phương pháp định giá trị cổ phiếu được áp dụng phổ biến nhất.
P/E được xem là một công cụ để đo lường giá cổ phiếu thị trường với thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Được xác định bằng công thức P/E = P/EPS. Qua công thức này chúng ta có thể thấy mối liên hệ mật thiết giữa chỉ số P/E và biến số EPS.
Nếu như chỉ số P/E cao tức là doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Lợi nhuận đạt được trên mỗi cổ phiếu cao và nhà đầu tư nên mua cổ phiếu của doanh nghiệp này. Ngược lại nếu chỉ số P/E thấp thì nhà đầu tư nên xem xét kỹ vì độ rủi ro khá cao.
Hãy áp dụng công thức tính EPS này để tìm hiểu về cách đầu tư chứng khoán hiệu quả nhé!