Quản lý nhân viên hiệu quả tạo năng suất và hiệu quả làm việc của nhân viên đồng thời khẳng định, phát huy vai trò của người quản lý.
Mục lục
Quản trị nhân sự là gì
Quản trị nhân sự hay còn gọi là quản lý con người. Ta biết rằng tổ chức là một tập hợp gồm rất nhiều cá nhân, gồm nhiều tính cách, thói quen, năng lực đa dạng,khác nhau. Liệu rằng khi tập trung tất cả những điều đó lại vào một tổ chức có xảy ra mâu thuẫn không? Chắc chắn là có. Vậy quản trị nhân sự là gì?
Quản trị nhân sự hay quản lý con người trong một tổ chức là cả một quá trình xây dựng và thực hiện các hành động- những cái tác động đến nhân viên để khơi gợi và sử dụng hiệu quả trình độ và khả năng của mọi cá nhân nhằm giúp tổ chức đạt được thành công, đạt được mục tiêu đề ra , tuy nhiên phải đảm bảo rằng lợi ích của từng cá nhân phải đảm bảo, hài hòa với lợi ích của tổ chức
Khó khăn trong quản trị nhân sự tại các doanh nghiệp nhỏ
Nhìn chung các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế bởi nguồn vốn, tài nguyên, đất đai và công nghệ. Sự hữu hạn về nguồn lực này là do tôn chỉ và nguồn gốc hình thành doanh nghiệp. Mặt khác còn do sự hạn hẹp trong các quan hệ với thị trường tài chính – tiền tệ, quá trình tự tích luỹ thường đóng vai trò quyết định của từng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bên cạnh đó, các nhà quản trị nhân sự tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp phải khó khăn trong việc thu hút tuyển dụng nguồn lao động chất lượng do thương hiệu nhà tuyển dụng kém hơn doanh nghiệp lớn.
Doanh nghiệp nhỏ cũng thiếu sự cam kết lâu dài của các ứng viên, dẫn đến tỷ lệ luân chuyển lao động tăng cao, lao động cũ bỏ đi, việc tuyển dụng diễn ra liên tục nhưng vẫn khó tìm được người phù hợp.
Do hạn chế bởi nguồn lực nên doanh nghiệp nhỏ thường phải sử dụng nhân sự kiêm nhiệm nhiều vị trí, có thể dẫn đến sự thiếu rõ ràng và minh bạch, chồng chéo trong công tác quản lý.
Tinh thần trách nhiệm, hết lòng với công việc
Sếp muốn quản lý nhân viên theo một cách có trách nhiệm, tận tâm với công việc thì đầu tiên phải là người làm gương. Nhà quản lý nỗ lực thực hiện công việc, dám nhận trách nhiệm, không ngại khó, ngại khổ.
Hết lòng cống hiến thực hiện mục tiêu chiến lược, đóng góp cho sự phát triển công ty, bộ phận và đem lại lợi ích cho người lao động. Nhân viên sẽ hành động, làm việc có thiên hướng theo phong cách và cách thức làm việc, sự tận tâm giống nhà quản lý.
Biết lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia
Nhà quản lý không chỉ nói và ra lệnh mà phải biết lắng nghe. Lắng nghe ý kiến, quan điểm và những đóng góp đến từ chính nhân viên của mình trước khi đưa ra một chính sách, quy định mới…Lắng nghe nhưng phải thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng và sẻ chia những khó khó, niêm vui, nỗi buồn của nhân viên. Sự quản lý từ tâm sẽ mang đến sự trung thành, cống hiến hết mình với công việc của nhân viên.
Làm tấm gương sáng
Bạn làm nhân viên thế nào tôi không biết. Nhưng khi làm quản lý, làm sếp thì không có nghĩa là được phép đi làm muộn hay những đặc quyền riêng vô lý. Vô lý hơn cả là “chỉ tay năm ngón”. Quản lý và các nhân viên chỉ khác nhau về cấp bậc. Họ làm việc quản lý (sếp) cũng vẫn phải làm việc. Thậm chí công việc của quản lý còn khó khăn, nặng nhọc hơn rất nhiều.
Nhân viên sẽ chỉ lo về khối lượng công việc được giao và hoàn thành trong thời gian nào. Còn quản lý là người giao việc đó. Nhưng sẽ phải gách áp lực về tốc độ, tiến độ làm việc của nhân viên.
Công việc hoàn thành đúng tiến độ thì không sao. Nhưng ngược lại sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng doanh thu, lợi nhuận của công ty.
Vì vậy, một nhà quản lý nhân viên giỏi hãy làm tấm gương cho tất cả nhân viên cấp dưới. Về kỷ luật, phong cách và tác phong làm việc. Có như vậy thì nhân viên mới tôn trọng, tin tưởng và đi theo bạn.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quản lý nhân viên quan trọng nhất.
Một quản lý giỏi giao tiếp là người biết đưa ra chỉ đạo hiệu quả và biết lắng nghe. Những quản lý có thể truyền đạt và xử lý thông tin cho nhân viên một cách rõ ràng. Do đó họ luôn đảm bảo nhân viên hiểu rõ tầm nhìn và giá trị của công ty.
Bố trí nhân sự đúng người, đúng việc
Để tạo ra hứng khởi làm việc và mong muốn gắn bó lâu dài cho nhân viên điều đầu tiên các nhà quản lý cần thực hiện là bố trị nhân sự đúng người, đúng việc. Hãy dành thời gian quan sát để đánh giá năng lực làm việc của từng “cá thể” trong phòng ban để sắp xếp, giao việc cho phù hợp. Điều này không chỉ giúp tạo động lực, hứng khởi cho nhân viên mà còn giúp nâng cao hiệu quả, năng suất công việc.
Có chính sách đề gạt – thăng tiến cho nhân viên xuất sắc
Bên cạnh các chính sách phúc lợi tốt nhà quản lý cũng cần hoàn thiện các chính sách đề bạt, thăng tiến cho nhân viên xuất sắc nhằm khích lệ tinh thần làm việc, tạo động lực gắn bó, duy trì nguồn nhân lực ổn định cho công ty.
Tùy theo quy mô, chiến lược phát triển mà bạn có thể đưa ra các chính sách khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng để nhân viên thấy được rằng những cơ hội thăng tiến sẽ luôn mở rộng khi họ làm việc và phấn đấu hết mình tại đơn vị hiện tại. Ví dụ: cứ sau 6 tháng làm việc nhân viên sẽ được đánh giá năng lực, tham gia các kỳ thi sát hạch nội bộ để vươn lên các vị trí quản lý…
Tăng cường đào tạo, phát triển kỹ năng cho nhân viên
Ngoài điều kiện thăng tiến người lao động hiện nay còn quan tâm đến cơ hội phát triển năng lực bản thân tại cơ quan. Do đó, nhà quản lý cần tăng cường các chương trình đào tạo, phát triển kỹ năng cho nhân viên.
Ví dụ: tổ chức các khóa training kỹ năng nghề nghiệp, hỗ trợ học phí tham gia các khóa học… Ngoài mục đích tạo động lực gắn bó cho nhân viên việc tổ chức, tăng cường các khóa đào tạo bài bản, chất lượng còn giúp nâng cao hiệu suất làm việc.
Hãy quan tâm nhân viên nhiều hơn
Là một phần của nghệ thuật giữ chân nhân viên giỏi và nhiệt huyết. Người quản lý hãy dành thời gian để gặp và trao đổi với nhân viên mới. Tìm hiểu và lắng nghe những chia sẻ, biết được năng lực và khả năng của họ.
Hãy lên lịch gặp gỡ định kỳ với tất cả nhân viên. Điều đó sẽ giúp người quản lý luôn sẵn sàng hỗ trợ nhân viên. Nó cũng giúp giữ chân nhân viên bằng chính cảm nhận được quan tâm và lòng trung thành với công ty.
Không nên để nhân viên lo lắng về công việc hay thu nhập
Dù trong bất kỳ tình huống nào, ngay cả khi việc kinh doanh không được như kế hoạch. Dù doanh nghiệp có giải thích như thế nào, những thông tin này sẽ khiến nhân viên lo lắng, dao động.
Đó cũng là sai lầm nếu doanh nghiệp muốn giữ chân nhân viên. Bởi vì cả những nhân viên giỏi và trung thành nhất đều sẽ cập nhật CV trong tình huống này.
Ghi nhận và tưởng thưởng nhân viên kịp thời
Đây luôn là “tuyệt chiêu” của nghệ thuật giữ chân nhân viên giỏi. Đi kèm với những email cảm ơn là những khoản thưởng tương xứng và kịp thời. Điều đó càng làm cho sự ghi nhận thêm ý nghĩa.
Nâng lương dựa trên những thành tích đạt được là điều rất dễ hiểu. Người quản lý hãy nhớ rằng công việc là để kiếm thu nhập, và hầu hết nhân viên đều muốn thu nhập của mình được gia tăng.
Xem thêm: Hướng dẫn các cách trọng dụng nhân viên mới nhất 2020
Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ Odoovietnam sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.