Mục lục
Kế toán tài sản cố định (TSCĐ) là một bộ phận của tư liệu sản xuất, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là điều kiện tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân. Chính vì thế, việc quản lý tốt tài sản cố định vô cùng quan trọng.
Kế toán tải sản cố định là gì?
Công việc của kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp
- Quản lý và theo dõi số lượng tài sản cố định để không bị thất thoát bằng cách mở thẻ tài sản cố định. Mỗi tài sản cố định phải dán mã.
- Ngoài ra, kế toán cần lập Biên bản kiểm kê TSCĐ nhằm xác định số lượng. Tuy nhiên, tùy theo tính chất của tài sản mà quy định kiểm kê vào cuối năm hay đột xuất.
- Trích khấu hao đầy đủ chi phí vào những bộ phận có liên quan của những tài sản tham gia vào SXKD.
- Bộ chứng từ của tài sản phải được lưu tại thẻ tài sản cố định (Vì phục vụ cho nhiều năm).
- Khi bàn giao tài sản cố định cho bộ phận nào sử dụng phải có biên bản bàn giao để quản lý tính hiện hữu của tài sản.
>>>Xem thêm: Starsclean chia sẻ quy trình giặt đệm
Cách hạch toán tài sản cố định theo thông tư 133
Hạch toán tăng kế toán tài sản cố định
Tăng tài sản cố định do góp vốn
- Nợ TK 211 (chi tiết).
- Nợ TK 1331.
- Có TK 411 (ai góp).
Bên góp vốn, hạch toán:
- Nợ TK 221,222,228.
- Nợ TK 811 (Chênh lệch do đánh giá thấp hơn giá trị gốc).
- Có TK 211, 213.
- Có TK 3331.
- Có TK 711 (Chênh lệch do đánh giá cao hơn giá trị gốc)
Tăng do mua sắm
- Nợ TK 211.
- Nợ TK 1331.
- Có TK 111, 112, 331.
>>>Xem thêm: Trái phiếu chính phủ là gì? Tại sao chúng ta cần biết về trái phiếu chính phủ?
Hạch toán Giảm TSCĐ
Căn cứ vào biên bản thanh lý, ké toán ghi:
- Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ ( phần giá trị đã hao mòn).
- Nợ TK 811 – Chi phí khác (phần giá trị còn lại).
- Có TK 211, 213 – TSCĐ hữu hình (phần nguyên giá.)
- Với các khoản thu nhập khi thanh lý ghi nhận Có TK 711 – Thu nhập khác, với các khoản chi phí khi thanh lý ghi nhận Nợ TK 811 – chi phí khác.
Các công việc cần phải làm của kế toán tài sản cố định cụ thể như sau:
– Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hữu hình hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ hữu hình trong phạm vi toàn đơn vị, cũng như tại từng bộ phận sử dụng TSCĐ hữu hình.
– Tính toán, phân bổ mức khấu hao TSCĐ hữu hình vào chi phí sản xuất kinh doanh.
– Kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ hữu hình và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ hữu hình trong từng đơn vị.
– Lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, giám sát việc sửa chữa TSCĐ hữu hình về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa.
– Lập biên bản thanh lí TSCĐ, lập thẻ TSCĐ,sổ TSCĐ, hồ sơ TSCĐ.
– Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận trực thuộc trong các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ hữu hình, mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và hạch toán TSCĐ theo chế độ quy định.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về Kế toán tài sản cố định. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm: Mbps Là Gì? Cần Bao Nhiêu Mbps Để Ổn Định Mạng Internet Của Mình
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( sme.misa, hocketoanthuehcm, … )