Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như: vốn, cơ sở vật chất, tiến bộ khoa học kĩ thuật và người lao động… Quản trị nhân sự góp phần vào giải quyết các mặt kinh tế xã hội của vấn đề lao động và là vấn đề then chốt để tạo nên thành công của một doanh nghiệp. Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực có thể kể đến đó là… Mời các bạn tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.
Mục lục
Quản trị nhân sự là gì ?
Quản trị nhân sự chính là quản trị nguồn nhân sự có liên quan mật thiết đến các công việc như hoạch định nhân sự, các phương hướng tuyển dụng và lựa chọn, đào tạo, hướng dẫn và phát triển kỹ năng nghề nghiệp của nhân viên.
Tầm quan trọng của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp thì không phải ai cũng nắm được. Trong một doanh nghiệp yếu kém và làm ăn thua lỗ, người ta sẽ chỉ rõ ra sự yếu kém trong kỹ năng quản trị nhân sự của nhà quản trị. Nhà quản trị không có sức mạnh sẽ gây ra sự lãng phí nguồn nhân lực và vật lực.
Mặt khác, việc quản trị nhân sự giúp tạo ra các bản sắc văn hóa riêng của mỗi công ty, doanh nghiệp. Về mặt cơ bản, Quản trị bao gồm các chức năng chính sau :
+ Chức năng hoạch định
+ Chức năng tổ chức
+ Chức năng lãnh đạo
+ Chức năng kiểm tra
Việc hoạch định giúp thiết lập các mục tiêu và đối tượng của tổ chức doanh nghiệp. Từ đó đưa các biểu đồ công việc phát triển, dựa vào đó có thể thấy đối tượng phát triển như thế nào. Vấn đề tổ chức doanh nghiệp sẽ trở lên quan trọng hơn khi đã có kế hoạch. Trong chức năng hoạch định của quản trị, việc cần làm là kết hợp con người, nguồn vốn và các trang thiết bị sao cho hiệu quả.
Các công việc chính trong quản trị nhân sự bao gồm :
1. Phân tích công việc
2. Tuyển dụng nhân viên
3. Training chuyên môn cho nhân viên nhằm nâng cao năng lực
4. Nâng hiệu quả sử dụng lao động
Những yếu tố ảnh hưởng tới việc quản trị nhân sự
Yếu tố môi trường bên ngoài
Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài bao gồm :
Tình hình kinh tế: Tùy thuộc vào sự biến động của thị trường kinh tế mà doanh nghiệp phải có những chính sách điều chỉnh nhân sự, giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thích nghi với những biến động đó. Khi thị trường kinh tế có sự thay đổi, doanh nghiệp muốn chuyển đổi mặt hàng kinh doanh thì sẽ cần chính sách đào tạo nhân sự phù hợp. Tuy nhiên điều ưu tiên vẫn là giữ lại những nhân sự có tay nghề, kỹ năng cao để luôn trong tình trạng sẵn sàng mở rộng quy mô kinh doanh.
Gia tăng dân số: Dân số phát triển làm gia tăng nhu cầu việc làm, ngược lại sẽ khiến đội ngũ lao động doanh nghiệp bị lão hóa đi và khan hiếm nguồn nhân lực.
Luật người lao động: Sự ràng buộc giữa người lao động và doanh nghiệp về chế độ đãi ngộ, chính sách tuyển dụng…
Khoa học kỹ thuật: Việc công nghệ được áp dụng vào doanh nghiệp cũng khiến các doanh nghiệp cần tập trung đào tạo lại tay nghề cho nhân sự cũng như thu hút các nhân sự bên ngoài có kỹ năng cao về khoa học công nghệ.
Văn hóa và xã hội: Sự khác nhau về văn hóa xã hội từng vùng miền cũng ảnh hưởng khá lớn đến quản trị nhân sự.
Đối thủ cạnh tranh: Đây là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến quản trị nhân sự. Nhà quản lý cần biết cách làm gì để thu hút nhân lực có kỹ năng cũng như không để mất người tài vào tay đối thủ.
Khách hàng: Đúng như câu nói « khách hàng là thượng đế ». Không có khách hàng, doanh nghiệp không có doanh thu thì sẽ không có tiền lương giải quyết cho nhân viên. Quản lý nhân sự sao cho vừa ý khách hàng, bố trí các nhân sự phù hợp để phục vụ khách hàng chính là công việc của nhà quản lý nhân sự.
Xem thêm: Quản trị nhân sự là gì? Hướng dẫn hoạch định nội dung quản trị nhân sự
Yếu tố môi trường bên trong
Chiến lược phát triển kinh doanh: Nhà quản trị nhân sự cần tạo ra đội ngũ quản lý, nhân viên phù hợp phục vụ cho chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu của doanh nghiệp ảnh hưởng tới toàn bộ các bộ phận trong doanh nghiệp, trong đó có bộ phận quản trị nhân sự.
Văn hóa riêng của mỗi doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp đều có một nền văn hóa riêng giúp tạo nên các giá trị về niềm tin và chuẩn mực, giúp thống nhất và tạo sự đoàn kết nhân viên. Bầu không khí được tạo ra từ văn hóa công ty doanh nghiệp giúp khuyến khích sự sáng tạo và năng động trong công việc của nhân viên.
Chính nhân sự trong doanh nghiệp
Nhân viên cũng ảnh hưởng tới quản trị nhân sự
Trong doanh nghiệp, mỗi nhân viên là mỗi con người, họ khác nhau cả về kiến thức, kỹ năng cũng như tính cách, sở thích và nhu cầu. Nhà quản trị nhân sự cần tìm hiểu kỹ để có thể đưa ra phương pháp quản trị phù hợp.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật kéo theo việc tay nghề lao động được nâng cao. Nhận thức về công việc của nhân sự cũng như sự đòi hỏi của họ chắc chắn sẽ có sự thay đổi.
Sự thay đổi của nhân viên ảnh hưởng lớn tới việc quản trị nhân sự. Nhà quản lý cần nắm được những sự thay đổi này để điều hưởng công việc quản trị sao cho phù hợp để nhân viên cảm thấy hài lòng và sẽ gắn bó với công ty. Tránh việc để các nhân tài rời khỏi công ty.
Lương, thưởng có tác động chính tới nhân viên. Mỗi người chúng ta đi làm đều vì kiếm tiền (và cả kinh nghiệm) phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Ai cũng muốn có được một chế độ đãi ngộ hợp lý và tốt nhất. Lương chính là công cụ giúp thu hút người lao động của nhà quản lý. Để có thể quản trị nhân sự hiệu quả, nhà quản lý cần chú trọng đặc biệt vào chính sách lương thưởng hợp lý.
Nhân tố nhà quản trị
Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phương hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng để có thể đưa ra các định hướng phù hợp cho doanh nghiệp.
Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản trị phải thường xuyên quan tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, phải làm cho nhân viên tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình.
Ngoài ra nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công.
Nhà quản trị phải thu thập xử lý thông tin một cách khách quan, tránh tình trạng bất công vô lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanh nghiệp. Nhà quản trị đóng vai trò là phương tiện thoả mãn nhu cầu và mong muốn của nhân viên.
Để làm được điều này phải nghiên cứu nắm vững quản trị nhân sự vì quản trị nhân sự giúp nhà quản trị học được cách tiếp cận nhân viên, biết lắng nghe ý kiến của họ, tìm ra được tiếng nói chung với họ.
Thực trạng nhân lực trong xã hội hiện nay
Nguồn nhân lực ngoài xã hội có thể nói là rất đông đảo, mỗi năm có hàng nghìn, hàng triệu sinh viên tốt nghiệp ra trường. Đây là một con số không hề nhỏ, nhân lực không hề ít nếu bạn có nhu cầu tuyển dụng. Tuy nhiên đó chỉ là một thực trạng trong xã hội hiện nay và rất đáng báo động.
Tuy nhiên nhân lực nhưng rất nhiều trong số đó lại chưa tìm được một công việc làm phù hợp. Vậy nguyên nhân tại sao? Tại người đó không đủ năng lực để vào làm một đơn vị hay tại doanh nghiệp chưa có cách để thu hút nhân tài hiệu quả? Câu trả lời là do cả hai, nguyên nhân đến từ cả hai phía.
Không chỉ những người mới tốt nghiệp ra trường mà trong số đó còn có cả những người mới nghỉ việc tại các công ty cũ. Như vậy có thể nói nhân viên không ít, quan trọng là bạn phải biết cách quản trị sao cho hiệu quả và biết cách thu hút nhân tài tốt nhất.
Xem thêm: Sales là gì? Các kỹ năng cần thiết đối với nhân viên sales
Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ Odoovietnam.com.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.
Hữu Đệ – Tổng hợp và Edit