• Giới Thiệu
  • Privacy Policy
  • Contact
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Bảng Giá
  • Tải Odoo
  • Liên hệ
ODOO Việt Nam - WIN ERP
ATP Software Kinh nghiệm hay

Kinh nghiệm phân tích và đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp

Bởi
08/03/2020
Trong Kinh nghiệm hay, Kinh nghiệm kinh doanh
0
0
Chia Sẻ
1.1k
Lượt Xem
Share on FacebookShare on Twitter

Báo cáo tài chính là tổng hợp các báo cáo về thông tin tình hình tài sản; vốn chủ sở hữu; nợ phải trả; kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp; và từ báo cáo tài chính; người ta có thể xác định được công ty làm ăn lãi hay lỗ. Nhưng trên thực tế, các chủ doanh nghiệp, hay các sinh viên đang theo học chuyên ngành; không phải ai cũng biết đọc hiểu báo cáo tài chính.Bởi vậy hôm nay, Bài viết này xin chia sẻ với các bạn cách đọc báo cáo tài chính đơn giản; và nhanh nhất để các bạn có thể đọc và hiểu báo cáo tài chính- một công cụ quan trọng để quản lý tình hình tài chính của một doanh nghiệp.

Mục lục

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính (BCTC) cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp, như: tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền…

Báo cáo thường được công bố định kỳ vào cuối mỗi quý và vào cuối năm.

Bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh bao gồm:

  • Báo cáo của Ban giám đốc
  • Báo cáo của công ty kiểm toán độc lập
  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính gồm những loại nào

Báo cáo tài chính gồm có 3 loại báo cáo quan trọng nhất để chủ doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư hình dung được bức tranh tài chính toàn cảnh của doanh nghiệp.

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: cho biết công ty đạt được bao nhiêu doanh số, sử dụng chi phí như thế nào và còn lại bao nhiêu lợi nhuận. Loại báo cáo này có thể được kế toán lập hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

đọc báo cáo tài chính

– Bảng cân đối kế toán: cho biết doanh nghiệp đang khỏe hay yếu dựa vào con số thể hiện mối quan hệ giữa số tài sản công ty có với số tiền công ty nợ.

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: cho biết dòng tiền vào – ra của doanh nghiệp; khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm và chi tiết các khoản đầu tư của doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định.

Dưới đây sẽ là những kinh nghiệm đọc báo cáo tài chính nhanh tròn 1 phút, giúp chủ doanh nghiệp tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo phát hiện các bất thường trên báo cáo.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đây là bản báo cáo cho biết công ty đạt được doanh số bao nhiêu, chi phí như thế nào và lợi nhuận còn lại là bao nhiêu. Tóm lại, bản báo cáo này cho biết doanh nghiệp lãi hay lỗ. Bản báo cáo này có thể thực hiện hàng tháng, hàng quý hay hàng năm.

Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta cần chú ý một số điểm sau:

* Doanh thu

Tài khoản doanh thu theo dõi tất cả doanh số khi bán được hàng và được chấp nhận thanh toán.

Doanh thu = Giá sản phẩm * Số lượng sản phẩm bán ra.

Tài khoản Doanh thu bán hàng chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. Thông thường các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, Doanh thu đối với các sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế VAT là giá bán chưa có thuế VAT.

Ví dụ, nếu công ty bán được 1.000 bộ quần áo, mỗi bộ trị giá 100.000 đồng chưa thuế VAT, doanh thu sẽ là 100.000.000 đồng.

Việc ghi chép doanh thu một cách thường xuyên và chính xác là đặc biệt quan trọng để biết doanh nghiệp đang đứng ở đâu. Thông thường, để xây dựng một công ty thành công, mức tăng trưởng cần phải đạt được là 20%/năm trở lên.

* Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán đại diện cho tất cả chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm hay dịch vụ để bán. Đối với công ty cung cấp dịch vụ thì nó cũng được biết đến như chi phí bán hàng. Giá vốn hàng bán bao gồm: Lương nhân viên, Vật liệu thô, Chi phí nhà cung cấp, Chi phí sản xuất, Giá bán buôn hàng hóa…

Ví dụ: Chi phí để may 1 bộ quần áo là 70.000 đồng, bạn bán được 1.000 bộ thì giá vốn hàng bán sẽ là: 70.000.000 đồng.

Đối với một công ty thương mại thì giá vốn hàng bán là tổng chi phí cần thiết để hàng có mặt tai kho (Bao gồm Giá mua từ nhà cung cấp, vận chuyển, bảo hiểm…). Ví dụ: Công ty máy tính X nhập máy tính từ nhà cung cấp với giá 10 triệu đồng, Chi phí vận chuyển là 500.000 đồng thì giá vốn hàng bán là 10,5 triệu đồng.

Để doanh nghiệp có lãi, bạn phải tìm cách để giảm giá vốn hàng bán nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ví dụ: Bạn có thể tìm các nguyên vật liệu rẻ hơn, Thuê ngoài dịch vụ, Gia công cho các đối tác có chi phí thấp hơn hoặc sử dụng kỹ thuật mới để tăng hiệu quả hoạt động. Rất nhiều công ty thất bại do người chủ không quan tâm đến chi phí sản xuất. Hệ quả là doanh thu lớn nhưng thực chất doanh nghiệp lại không có lãi.

* Lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán. Để theo dõi lợi nhuận gộp doanh nghiệp cao hay thấp, người ta sử dụng tỷ lệ lợi nhuận gộp dưới dạng phần trăm:

Tỷ lệ lợi nhuận gộp = ( Lợi nhuận gộp/Doanh thu) * 100%

Ví dụ: Tỷ lệ lợi nhuận của công ty là 25% có nghĩa là cứ mỗi 100.000 đồng bán được, công ty kiếm được là 25.000 đồng.

Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ lệ lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó. Để xây dựng một công ty thành công, bạn phải đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn mặt bằng chung trong nghành của mình.

* Chi phí cố định

Chi phí cố định là những khoản chi phí không thay đổi khi mức sản lượng thay đổi, bao gồm: chi phí bán hàng và tiếp thị, tiền lương cố định, thuê văn phòng, cước viễn thông, phí vận chuyển, nghiên cứu và phát triển và khấu hao tài sản cố định.

Thông thường, các doanh nghiệp đều cố gắng cắt giảm chi phí, từ việc kiểm duyệt từng khoản chi và liên tục nhắc nhở nhân viên tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên cuối cùng hiệu quả kiểm soát chi phí vẫn không đạt như mong đợi của doanh nghiệp và nhân viên cho là giám đốc còn “keo kiệt”.

Đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ thường gặp lúng túng giữa việc kiểm soát chi phí với cắt giảm chi phí và tạo ra ý thức tiết kiệm ở nhân viên. Dẫn tới doanh nghiệp mất nhiều thời gian giải quyết các chi phí phát sinh ngoài ý muốn. Khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên ngày càng xa.

Để kiểm soát chi phí hiệu quả, doanh nghiệp cần phải lập định mức chi phí tức là khoán định mức cho các khoản chi phí theo tiêu chuẩn cụ thể. Trên cơ sở phân tích dữ liệu trước đây và thu thập thông tin chi phí thực tế, doanh nghiệp cần lên ngân sách cho các chi phí cố định của công ty và theo dõi các khoản chi phí thường xuyên để đảm bảo không vượt ngân sách.

* Lợi nhuận ròng

Đây là số tiền bạn thật sự kiếm được sau khi trừ tất cả chi phí, kể cả thuế. Đây là lợi nhuận dùng để tái đầu tư vào kinh doanh và trả cổ tức.

Lợi nhuận ròng = Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí cố định – Thuế

Mục tiêu của doanh nghiệp thành công là đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng ít nhất 25%/năm.

Bảng cân đối kế toán

4 3

Bảng cân đối kế toán cho bạn biết doanh nghiệp mình đang khỏe hay yếu. Nó cho bạn biết về mối quan hệ giữa số tài sản công ty hiện có với số tiền nợ công ty hiện tại.

Mức chênh lệch giữa số tài sản và nợ công ty là vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn đóng góp của các nhà đầu tư vào công ty.

Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ

Trong Bảng cân đối kế toán, chúng ta cần tập trung vào 4 yếu tố sau:

* Khoản phải thu:

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Nếu công ty bạn bán sản phẩm hoặc dịch vụ mà không thu tiền ngay lập tức thì bạn sẽ có các “khoản phải thu” hay còn gọi là “Công nợ”. Đây là vấn đề rất đau đầu với nhiều chủ doanh nghiệp và bạn phải đảm bảo là theo dõi thường xuyên các khoản phải thu này.

* Hàng tồn kho:

Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm (sản phẩm chưa hoàn thành) và thành phẩm chưa được bán. Ví dụ: Quần áo, Gạch ngói, Tivi, Tủ lạnh đã sản xuất hoàn thiện nhưng chưa bán. Những sản phẩm cất trong kho để bán giống như tiền để trên giá sách vậy cho nên phải được theo dõi thật sát sao, nhất là với các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ.

* Khoản phải trả:

Khoản phải trả theo dõi số tiền doanh nghiệp nợ các nhà cung cấp hoặc các hóa đơn điện, nước, thuế chưa trả.

* Nợ dài hạn:

Nợ dài hạn để theo dõi các khoản nợ thuê tài chính hoặc các khoản nợ khác có thời hạn trả nợ trên 1 năm. Ví dụ: Nợ ngân hàng là món nợ dài hạn công ty mà bạn nên quan tâm. Nợ ngân hàng không hẳn là một điều xấu. Nó sẽ giúp bạn mở rộng hoạt động kinh doanh nhanh chóng. Tuy nhiên nó cũng ẩn chứa rủi ro khi các khoản nợ vượt quá khả năng thanh toán của bạn.

Để đảm bảo tỷ lệ vay nợ ngân hàng hợp lý, số tiền lãi trả ngân hàng hàng tháng không vượt quá 20% chi phí cố định và tổng nợ ngân hàng < 3 lần lợi nhuận ròng hàng năm công ty.

Đọc báo cáo tài chính trong Bảng Cân Đối Kế Toán

– Trong phần bảng cân đối kế toán, đầu tiên bạn cần quan tâm tới tài khoản 131 và tài khoản 331.

+ Xác định xem công nợ phải thu của khách hàng và phải trả nhà cung cấp có khớp hay không.

+ Nếu tài khoản 131, 331 giảm so với cùng kỳ thì đánh giá là tốt.

+ Tài khoản 131 không được chiếm tỉ trọng quá cao trong phần tài sản

+ Tài khoản 331 không được chiếm tỉ trọng quá cao trong phần vốn chủ sở hữu.

Đọc hiểu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo về dòng tiền này sẽ cho bạn biết lượng tiền mặt sẵn có của công ty và giúp theo dõi dòng tiền vào và ra khỏi công ty trong khoảng thời gian báo cáo.

  • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: phần này giúp phân tích việc sử dụng tiền mặt của công ty để đạt tình trạng lãi hay lỗ ròng như ở kết quả kinh doanh trên
  • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: bao gồm dòng tiền vào và dòng tiền ra có liên quan đến hoạt động đầu tư, mua sắm, thanh lý… tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác.
  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính: cho biết doanh nghiệp đã thanh toán hay mua những tài sản tài chính nào, chẳng hạn như các khoản nợ ngân hàng.

Cách đọc Thuyết minh báo cáo tài chính

Chúng ta sẽ chia Thuyết minh BCTC ra thành 2 phần:

Phần 1: Tìm hiểu về về doanh nghiệp

Bao gồm: đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, kỳ kế toán, các chuẩn mực và chính sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng.

Ở phần này, bạn sẽ phải trả lời được những câu hỏi sau:

  • Ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp là gì?

Bạn phải hiểu doanh nghiệp mà mình đang tìm hiểu đang hoạt động trong ngành nghề gì? Vì mỗi ngành nghề khác nhau, thì các con số trên BCTC sẽ có ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất sẽ phải đầu tư nhà xưởng, máy móc,… thì tài sản cố định sẽ lớn.

Trong khi, đối với một doanh nghiệp bán lẻ thì các khoản phải thu sẽ ít, và hàng tồn kho có thể cao.

  • Doanh nghiệp hoạt động từ bao giờ? Việc này giúp bạn có thể hình dung được doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu, giữa hay cuối chu trình phát triển.
  • Các chính sách kế toán, chuẩn mực kế toán doanh nghiệp đang áp dụng ra sao?

Những thông tin này, bạn hoàn toàn có thể tìm thấy ở đoạn đầu của Thuyết minh BCTC.

Phần 2: Thuyết minh về các khoản mục trên BCTC

Ở các bước #2, 3 và 4 phía trên, chúng ta đã note lại những khoản mục cần lưu ý, có sự thay đổi lớn so với cùng kỳ.

Giờ là lúc bạn đi đến phần thuyết minh của những khoản mục đó để tìm hiểu lý do.

Bạn có thể kết hợp đọc song song Thuyết minh BCTC khi bạn đang xem xét Bảng cân đối kế toán và Báo cáo KQKD.

Ví dụ

Chúng ta sẽ đi vào từng phần…

Tìm hiểu về doanh nghiệp

Thuyet-minh-bao-cao-tai-chinh

  • Hoạt động chính của NT2 là vận hành các công trình điện, mà cụ thể ở đây là nhà máy nhiệt điện khí Nhơn Trạch 2 – một nhà máy sản xuất điện.
  • NT2 thành lập từ năm 2007. Doanh nghiệp đã hoạt động được 11 năm.

Thông thường, 25 năm là khoảng thời gian vận hành trung bình của một nhà máy nhiệt điện khí. Như vậy, NT2 đã hoạt động xấp xỉ 1/2 vòng đời của nhà máy.

Thuyet-minh-bao-cao-tai-chinh

  • BCTC của NT2 được lập đúng theo chuẩn mực và các nguyên tắc kế toán của Việt Nam.
  • Năm tài chính của NT2 là từ ngày 01/01 đến 31/12, tương đương với 1 năm dương lịch.

Bạn cần lưu ý vấn đề này, vì có 1 số BCTC được lập theo chu kỳ kinh doanh của ngành.

Ví dụ như kỳ báo cáo của Tập đoàn Hoa Sen (HSG) sẽ từ 01/10 năm trước đến 30/9 năm nay.

Khi đó, bạn sẽ không thể so sánh số liệu của HSG với một doanh nghiệp có kỳ báo cáo từ 01/01 đến 31/12 được.

Tiếp đến, bạn sẽ đọc các nguyên tắc hay chính sách kế toán được NT2 áp dụng trong việc lập BCTC để biết được các con số được ghi nhận như thế nào?

Bây giờ, chúng ta sẽ chuyển tiếp sang Đọc thuyết minh các khoản mục trên BCTC.

Thuyết minh Bảng cân đối kế toán

Những vấn đề chúng ta cần làm rõ ở Bảng cân đối kế toán là:

  • Tiền và các khoản tương đương tiền
  • Các khoản phải thu ngắn hạn
  • Tài sản cố định
  • Phải trả người bán ngắn hạn
  • Vay ngắn hạn và Vay dài hạn
  • Vốn góp chủ sở hữu
  • Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Hãy đi vào từng mục:

a. Tiền và các khoản tương đương tiền:

Tại ngày 31/12/2016, Tiền và tương đương tiền của NT2 là 1.398 tỷ (chiếm 10,8% trên tổng tài sản), thì sang đến 31/12/2017, tỷ lệ này giảm xuống còn 1,5% (tương đương giảm -89,6%).

Mức giảm khá mạnh!

Thuyet-minh-bao-cao-tai-chinh

Ở đây, bạn sẽ thấy, khoản mục Đầu tư tài chính ngắn hạn của NT2 có 1 khoản 900 tỷ, chiếm 9,0% tổng tài sản. Số tiền này được NT2 giải thích là đang gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại ngân hàng.

Điều này cũng giúp lý giải vì sao ở Báo cáo LCTT có 1 khoản chi 900 tỷ cho hoạt động đầu tư. Bạn còn nhớ chứ!

Cộng số tiền này với Tiền và tương đương tiền, ta được tỷ trọng là 10,5%. Không có quá nhiều thay đổi so với mức 10,8% tại ngày 31/12/2016.

Như vậy, lượng tiền mặt của doanh nghiệp khá ổn định, dồi dào (>1.000 tỷ đồng).

NT2 biết sử dụng khoản tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm, tăng nguồn thu cho doanh nghiệp.

b. Các khoản phải thu:

Tương tự, tại 31/12/2016, các khoản phải thu chiếm 27,8% tổng tài sản thì tại ngày 31/12/2017, tỷ lệ này giảm còn 18,0% (tương ứng giảm -50,3% về mặt giá trị).

Hãy cùng tìm hiểu!

Thuyet-minh-bao-cao-tai-chinh

Sự thay đổi này chủ yếu đến từ Phải thu ngắn hạn của khách hàng.

Cụ thể là từ khách hàng chính của NT2 là Công ty Mua bán điện (EPTC).

Tất nhiên, NT2 vận hành nhà máy nhiệt điện, nên lượng điện sản xuất ra sẽ được bán cho EPTC.

Dư nợ tại thời điểm 31/12/2017 còn 1.682 tỷ, giảm so với mức 3.447 tỷ đồng. Chứng tỏ NT2 đã thu được tiền về. Đây là điểm tích cực, vì doanh nghiệp không còn bị khách hàng chiếm dụng vốn.

c. Tài sản cố định:

Chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tài sản của NT2 (62,7% cuối năm 2017), tài sản cố định lại đang giảm về mặt giá trị, từ 6.934 tỷ xuống còn 6.247 tỷ đồng.

Nguyên nhân đến từ đâu?

Thuyet-minh-bao-cao-tai-chinh

Bạn có thể thấy:

Nguyên giá tài sản không có sự biến động quá lớn, gần như là không đổi.

Thuyet-minh-bao-cao-tai-chinh

Việc giảm giá trị TSCĐ đến từ việc trích khấu hao.

Đây là đặc trưng của doanh nghiệp ngành điện là chỉ phát sinh chi phí đầu tư ban đầu lớn và ít phát sinh chi phí hoạt động đầu tư TSCĐ.

Bạn cũng dễ dàng thấy được điều đó. Số tiền chi cho hoạt động đầu tư TSCĐ, tài sản dài hạn ở LCTT của NT2 là rất ít.

d. Phải trả nhà cung cấp:

Khoản mục này giảm cả về giá trị lẫn tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn của NT2. Việc giảm các khoản nợ nhà cung cấp cũng giúp cho rủi ro thanh toán của NT2 giảm đi.

Bạn cũng nên tìm hiểu thông tin về các nhà cung cấp lớn của doanh nghiệp. Vì họ là nhà cung cấp yếu tố đầu vào cho NT2, nên nếu việc cung ứng bị gián đoạn có thể sẽ tác động đến NT2.

Những thông tin này bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm trên internet.

Thuyet-minh-bao-cao-tai-chinh

Chúng ta thấy rằng, chủ nợ lớn của NT2 là:

  • TCT Khí Việt Nam (GAS). Hiện GAS là nhà phân phối duy nhất khí thiên nhiên ở Việt Nam – loại nguyên liệu chính để chạy máy phát điện của NT2.

Do đó, nếu việc cung ứng khí của GAS gặp gián đoạn thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của NT2. Bởi vì sẽ không có nhà cung ứng thay thế nào khác.

Như vậy, bên cạnh việc tìm hiểu về NT2, bạn cũng cần phải theo dõi tình hình hoạt động của TCT Khí Việt Nam.

  • Nhà cung cấp lớn thứ 2 là CTCP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Doanh nghiệp này thực hiện công tác bảo dưỡng tua-bin khí cho NT2.
e. Vay ngắn hạn và dài hạn:

Như ở phần LCTT, chúng ta đã biết rằng, NT2 không còn đi vay các khoản nợ mới. Thay vào đó là các khoản tiền được chi ra để thanh toán nợ vay.

Nợ vay ngắn hạn của NT2 thực chất là nợ vay dài hạn đến hạn phải trả.

Thuyet-minh-bao-cao-tai-chinh

Đây là điểm rất đáng khen cho NT2.

Giảm nợ vay sẽ giúp cơ cấu tài chính của NT2 lành mạnh hơn, giảm thiểu rủi ro tài chính.

Tuy nhiên, khoản vay của NT2 có gốc ngoại tệ là USD và EUR.

Thuyet-minh-bao-cao-tai-chinh

Do đó, Tỷ giá hối đoái là yếu tố bạn cần quan tâm khi theo dõi những khoản vay này.

f. Vốn chủ sở hữu:

Thuyet-minh-bao-cao-tai-chinh

  • Năm 2017, NT2 đã tăng vốn bằng phát hành thêm 3 triệu cổ phiếu
  • Lợi nhuận trong năm đạt hơn 810.413 tỷ
  • Và NT2 đã chi trả 748.478 tỷ tiền cổ tức cho cổ đông.

Như vậy, chúng ta đã tìm ra lý do cho sự thay đổi trên Bảng cân đối kế toán.

Tiếp tục với Báo cáo KQKD

Thuyết minh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

a. Doanh thu và chi phí sản xuất:

Thuyết minh BCTC sẽ cung cấp cho chúng ta thông tin về doanh thu theo bộ phận. Giúp ta thấy được rõ ràng hơn về tỷ lệ lợi nhuận đóng góp của từng bộ phận.

Ở đây, hoạt động của NT2 duy nhất là sản xuất và bán điện.

Thuyet-minh-bao-cao-tai-chinh

Về yếu tố chi phí sản xuất, Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn (75,7%) trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

NT2 sử dụng khí thiên nhiên để chạy máy phát điện.

Do vậy, bạn sẽ cần theo dõi sự biến động của giá khí thiên nhiên. Thông thường, chúng ta sẽ theo dõi gián tiếp thông qua Giá dầu thô thế giới, vì chúng biến động cùng chiều với nhau.

Các yếu tố chi phí khác thì không có sự biến động nào quá lớn. Như vậy, ngoài giá nguyên vật liệu là yếu tố mà NT2 không thể tác động tới, thì các chi phí khác đang được doanh nghiệp cải thiện, tối ưu.

b. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp:

Thuyet-minh-bao-cao-tai-chinh

Chúng ta nhận thấy, năm 2016 NT2 đã phải trích lập dự phòng số tiền 35 tỷ đồng. Đây là 1 khoản bất thường. Vì vậy cần phải điều chỉnh lại, bằng cách loại bỏ số tiền này đi.

Như vậy, Chi phí QLDN sau khi điều chỉnh năm 2016 là hơn 92 tỷ. Tỷ lệ Chi phí QLDN/Doanh thu (2016) điều chỉnh là 1,36%. Và năm 2017, tỷ lệ này là 1,7%. Chấp nhận được.

c. Chi phí tài chính:

Chính vì các khoản vay của NT2 là ngoại tệ nên yếu tố tỷ giá đã tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thuyet-minh-bao-cao-tai-chinh

Năm 2017, theo tìm hiểu, tỷ giá biến động không có lợi. Điều đó khiến cho NT2 chịu lỗ tỷ giá 290 tỷ đồng (gấp 24 lần so với số lỗ năm 2016). Dẫn tới LNST của NT2 bị điều chỉnh giảm khá mạnh.

Xem thêm:  Sales là gì? Các kỹ năng cần thiết đối với nhân viên sales

Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ Odoovietnam.com.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.

Hữu Đệ – Tổng hợp và Edit 

Tags: bảng báo cáo tài chínhcác chỉ tiêu trên báo cáo tài chínhcách đọc báo cáo tài chính chứng khoáncách đọc báo cáo tài chính của ngân hànghướng dẫn đọc báo cáo tài chính pdfsách hướng dẫn đọc báo cáo tài chínhthủ thuật đọc báo cáo tài chínhtự học cách đọc báo cáo tài chính
Bài Viết Trước

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nhân lực tại các doanh nghiệp

Bài Viết Tiếp Theo

Nên làm gì để có chiến lược SMS Marketing hiệu quả nhất?

Bài Viết Tiếp Theo

Nên làm gì để có chiến lược SMS Marketing hiệu quả nhất?

Kinh nghiệm hay

6 cách lựa chọn màu sắc khi thiết kế app

Bởi Media ATP
20/03/2023
0

Một trong những việc vô cùng quan trọng khi thiết kế app đó chính là lựa chọn được màu sắc phù hợp....

Xem Thêm

Cài đặt WinRAR full crack bản tiếng Việt mới nhất

13/03/2023

Review Top 7 phần mềm bán hàng vật liệu xây dựng tốt nhất 2023

16/02/2023

Phép lịch sự là gì? Các phép lịch sự căn bản đối với trẻ em

29/01/2023

Văn hóa giao tiếp là gì? Bí quyết giao tiếp trong mọi tình huống

26/01/2023

Popular Posts

Hướng dẫn lập kế hoạch cá nhân trong một năm hiệu quả nhất

Bởi
24/12/2021
0

Tổng hợp slogan hay trong kinh doanh chạm tới “cảm xúc” của khách hàng

Bởi
18/05/2022
0

Tổng hợp các mẫu thư cảm ơn khách hàng mới nhất 2020

Bởi
05/09/2020
0

ODOO Việt Nam – WIN ERP

Odoo là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai. Người dùng sẽ yêu thích sử dụng, công việc hàng ngày có năng suất hơn, giải pháp được nâng cấp hàng năm, việc triển khai cũng nhanh gọn, không quá tốn kém chi phí.

By © WinERP – Partner Odoo
  • Giới Thiệu
  • Tải Odoo
  • Sự Kiện
  • Công Nghệ
  • Đào Tạo
  • Cộng Đồng
  • Liên hệ
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Bảng Giá
  • Tải Odoo
  • Liên hệ

By © WinERP - Partner Odoo

Tư vấn ODOO 090909.8984